Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân có quan trọng hay không?

Thứ Sáu, 02/10/2020 09:01 PM (GMT+7)

Để cả 2 vợ chồng đều có sức khỏe tốt, sẵn sàng đón chào em bé đáng yêu thì việc khám sức khỏe tiền hôn nhân là rất cần thiết.

Hiện nay, khi công việc, cuộc sống trở nên căng thẳng thì sức khỏe của con người càng cần được chăm chút hơn. Đặc biệt đối với những cặp vợ chồng, khám sức khỏe tiền hôn nhân không chỉ giúp sớm phát hiện những vấn đề về sức khỏe mà còn tạo tiền đề giúp việc sinh nở dễ dàng hơn, tốt cho cả mẹ và bé.

1. Đối tượng nào cần quan tâm đến việc khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Tiền hôn nhân là giai đoạn từ lúc một người bắt đầu có khả năng sinh sản đến khi kết hôn, bao gồm cả trẻ vị thành niên khi đã bắt đầu có khả năng sinh sản, cho đến những người lớn tuổi hơn (thậm chí 30 - 40 tuổi) mà chưa từng kết hôn. Đây là những đối tượng cần được quan tâm đến những vấn đề thuộc nội dung chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân.

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan

Thực tế hiện nay, các cặp đôi thường chỉ bắt đầu đi khám sức khỏe tiền hôn nhân khi chuẩn bị kết hôn. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể đi khám sớm hơn để sàng lọc các vấn đề sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, tốt nhất nên đi khám sức khỏe tiền hôn nhân tối thiểu là 3 - 6 tháng trước khi kết hôn để có nhiều thời gian chuẩn bị hơn.

2. Tại sao cần khám sức khỏe tiền hôn nhân?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp những bạn trẻ chuẩn bị kết hôn có thể bước vào đời sống vợ chồng một cách tự tin với lối sống tình dục an toàn, sẵn sàng chào đón một em bé khỏe mạnh.

Đối với những người vốn chưa có kinh nghiệm trong đời dục trước đó, khám sức khỏe tiền hôn nhân và nhận được sự tư vấn của bác sĩ sẽ giúp bạn trẻ chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúng cho cuộc sống tình dục vợ chồng, tránh được những rắc rối trong đời sống tình dục, những bệnh tật mới xuất hiện liên quan đến đường sinh sản hoặc xuất hiện những hậu quả của các bệnh tật có từ trước ảnh hưởng đến sự sinh sản, thai nghén.

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan2

Với những cặp đôi đang muốn có con, khám tiền hôn nhân là sự chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở và đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Khám tiền hôn nhân giúp phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Mẹ tương lai nếu mong muốn có con sớm nhất cũng cần hiểu rõ và tiêm vắc xin cũng như bổ sung khoáng chất, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý để chuẩn bị điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn. Ngoài ra, điều này cũng một phần giúp phụ nữ kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số lượng con cái một cách tốt nhất.

3. Khám sức khỏe tiền hôn nhân khám gì?

Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm một số hạng mục, thuộc 2 nhóm: Khám sức khỏe tổng quát và khám sức khỏe sinh sản.

3.1. Khám sức khỏe tổng quát

Không như nhiều người vẫn nghĩ rằng, khám tiền hôn nhân chỉ là khám sức khỏe sinh sản. Thực tế, khám tiền hôn nhân cho các cặp đôi phải bao gồm cả kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi lẽ, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề, hay bệnh lý của cơ thể, thì cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cũng như chất lượng sinh sản. Điều này thể hiện đặc biệt rõ ràng ở người phụ nữ: Nếu phụ nữ gặp phải bất kỳ bệnh lý nào cũng đều có thể khiến việc mang thai trở nên khó khăn, vất vả hơn, sức khỏe thai nhi cũng cần được quan tâm nhiều hơn.

Một số kiểm tra sức khỏe tổng quát thường được áp dụng là:

Kiểm tra sức khỏe chung: Mạch huyết áp, cân nặng, chiều cao, thị lực, các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm bụng... Một số xét nghiệm có thể được chỉ định thường là: Kiểm tra đường huyết, Công thức máu, Tổng phân tích nước tiểu, X-quang ngực phẳng, Điện tâm đồ, kiểm tra chức năng gan, thận,...

Khám bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: lậu, giang mai, hạ cam mềm, viêm gan siêu vi B, HIV, sùi mào gà, nấm...

Xem xét tiền sử bệnh của cả vợ và chồng: đã mắc các bệnh nào trước đây, đã có những phẫu thuật nào, tim mạch, mắc bệnh truyền nhiễm, môi trường làm việc có tiếp xúc chất độc hại, các tai nạn, thương tích...

Bệnh sử gia đình, bệnh về rối loạn tâm thần: người thân trong gia đình mắc những bệnh gì? Cao huyết áp, tim mạch...

Bệnh truyền nhiễm: Bệnh sởi, thủy đậu, rubella, sốt xuất huyết, bệnh cúm, viêm não, bệnh lao, dịch tả, tiêu chảy...

kham-suc-khoe-tien-hon-nhan3

3.2. Khám sức khỏe sinh sản

Cho nữ giới:

  • Soi tử cung, kiểm tra vòi trứng...
  • Siêu âm tuyến vú
  • Soi tươi dịch âm đạo
  • Kiểm tra hormone sinh dục: Estrogen, LH, FSH, progesterone (ở nữ)

Cho nam giới:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ
  • Xét nghiệm dịch niệu đạo
  • Nội tiết tố sinh dục

Cho cả nam và nữ:

Kiểm tra và phát hiện những bệnh lý di truyền của bản thân.

Sàng lọc di truyền: Sàng lọc người lành mang gen bệnh giúp dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con tương lai.

Hà Thu Thủy

Cùng chuyên mục

Khám sức khỏe tiền hôn nhân, việc cần thiết trước khi kết hôn

Nhiều bạn trẻ bỏ qua việc cần thiết là khám sức khỏe trước khi kết hôn. Khám sức khỏe đảm tiền hôn nhân...

Tọa đàm "Để con yêu khỏe mạnh chào đời"

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ và khi mang thai hay sinh nở thì sức khỏe cũng như sự an toàn...

Bệnh trĩ có gây vô sinh không?

Bệnh trĩ là bệnh lý trực tràng mà hiện nay nhiều người đang gặp phải. Bệnh gây ra những ảnh hưởng nghiêm...

Bệnh lậu có gây vô sinh không?

Bệnh lậu là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh...