789

Virus SARS-CoV-2 có lây qua đường máu không?

Thứ Năm, 12/03/2020 08:18 AM (GMT+7)

BS Thái cho biết, với virus mới SARS-CoV-2, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Vì vậy, dù biết có tồn tại nguy cơ lây qua đường máu, nhưng nguy cơ cụ thể là bao nhiêu, dự phòng như thế nào? thì vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn nữa.

SARS-CoV-2

Tại tâm dịch Covid-19 Daegu (Hàn Quốc) đã ghi nhận trường hợp một công chức mắc SARS-CoV-2 đã đi hiến máu hơn 1 tuần trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus này.

Khi thông tin này được truyền thông đăng tải, đã có không ít ý kiến lo ngại nguy cơ dịch Covid-19 sẽ tiếp tục âm thầm lây lan từ nguồn máu hiến tặng của người bệnh. Global Times đưa tin, bệnh nhân này đến từ Daegu, thành phố có nhiều ca mắc SARS-CoV-2 nhất tại Hàn Quốc. Người bệnh xuất hiện các triệu chứng nhiễm bệnh sau khi đi hiến máu vào ngày 13/2 và được chẩn đoán dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 23/2.

Vậy SARS-CoV-2 có lây qua đường máu hay không? Theo TS.BS Phạm Quang Thái, Phó trưởng Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, về mặt virus học, các trường hợp nhiễm virus sẽ có một giai đoạn nhiễm virus huyết - tức là một lượng lớn virus được giải phóng vào máu. Các nghiên cứu về Covid-19 cũng khẳng định rõ giai đoạn này có tồn tại ở bệnh nhân mắc Covid-19. Tuy nhiên, giai đoạn nhiễm virus huyết bệnh nhân bệnh nhân thường có triệu chứng sốt rất rõ ràng, nên bệnh nhân ở giai đoạn không triệu chứng thì sẽ ít có khả năng virus ở trong máu hoặc lượng virus vào máu rất thấp.

 Do vậy, khi nhiễm virus huyết với viêm gan B hay HIV, giai đoạn có virus trong máu nếu truyền máu thì lây nhiễm là chắc chắn. Nếu truyền máu thì đây chính là vấn đề phải sàng lọc kỹ để đảm bảo người cho không bị nhiễm viêm gan B hay HIV.

BS Thái cho biết, với virus mới SARS-CoV-2, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết. Vì vậy, dù biết có tồn tại nguy cơ lây qua đường máu, nhưng nguy cơ cụ thể là bao nhiêu, dự phòng như thế nào? thì vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn nữa.

“Ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu nhằm sàng lọc virus từ máu của người cho máu tình nguyện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có trường hợp nào xác định từ mẫu máu của người hiến máu tình nguyện. Do vậy câu trả lời cho câu hỏi “SARS-CoV-2 có lây qua đường máu?” vẫn còn đang để ngỏ”, TS.BS Phạm Quang Thái nói.

Liên quan đến các các bệnh mắc Covid-19 đi hiến máu, Đài truyền hình KBS Hàn Quốc cho biết, có tổng cộng 6 người đã hiến máu trong vòng 2 tuần trước khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2. Mặc dù lượng máu đã bị thu hồi, một nửa lượng máu trong số đó đã được truyền cho 9 người khác.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...