789

10 dấu hiệu nhiễm trùng huyết

Thứ Bảy, 05/09/2020 02:39 PM (GMT+7)

Các triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác và thường không được phát hiện sớm. Đó là lý do vì sao việc biết được các dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết lại có ý nghĩa quan trọng.

nhiem-trung-huyet-12

Sốt

Sốt cao (trên 38 độ C) là dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết.

Hạ thân nhiệt

Mặc dù sốt là dấu hiệu quan trọng nhất, nhưng các chất độc từ tình trạng nhiễm khuẩn huyết lại có thể gây ra tình trạng ngược lại. Trong một số hiếm các trường hợp, đáp ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng lại là hạ thân nhiệt. Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, hạ thân nhiệt có thể là tình trạng nhiễm khuẩn huyết nặng hơn và tiên lượng cũng sẽ xấu hơn.

Ớn lạnh

Bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn huyết thường có triệu chứng ớn lạnh đi kèm với tăng thân nhiệt. Sốt kèm ớn lạnh có thể bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng khác. Chỉ khi sốt, ớn lạnh đi kèm với những triệu chứng điển hình khác thì mới có thể chẩn đoán là bệnh nhân mắc nhiễm trùng máu.

Thở gấp, rối loạn nhịp thở

Nhiễm khuẩn huyết khiến bệnh nhân thở nhanh hơn vì 2 lý do. Thứ nhất, nếu tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở phổi thì lượng khí oxy cơ thể hít vào sẽ bị giảm đi. Nếu bệnh nhân không bị nhiễm trùng tại phổi, và nếu tình trạng nhiễm trùng tiến triển, thì cơ thể sẽ cần thêm khí oxy và tăng giải phóng khí CO2. Cơ thể sẽ đáp ứng với việc này bằng cách thở nhanh hơn và khiến người bệnh khó thở.

Đau nhức, khó chịu

Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức ở toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một số bộ phận, những triệu chứng của nhiễm trùng máu như đau đầu, đau bụng, đau chân rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Tim đập nhanh

Theo Mayo Clinic, nhịp tim trên 90 lần/phút có thể là một dấu hiệu của nhiễm khuẩn huyết. Điều này được giải thích là do khi bị nhiễm khuẩn huyết, tim sẽ cố gắng bơm máu đi để có thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Hai cơ chế giúp tăng lượng máu được bơm đi đó là tăng nhịp tim hoặc tim sẽ co bóp mạnh hơn.

Tiểu ít hơn bình thường

Khi bị nhiễm khuẩn huyết, cơ thể người bệnh bị mất nước nên bệnh nhân sẽ đi tiểu ít hơn so với bình thường. Ngoài ra, tiểu ít cũng có thể là do cơ thể mệt mỏi nên ăn uống ít hơn hoặc do bệnh nhân nôn mửa, tiêu chảy nhiều. Đôi khi, tiểu ít cũng là một dấu hiệu của một tình trạng khác nghiêm trọng hơn: thoát dịch khỏi lòng mạch.

Hạ huyết áp

Hạ huyết áp xảy ra trong bệnh nhiễm khuẩn huyết, khi các mạch máu bắt đầu bị mất nước, động mạch và tĩnh mạch bắt đầu giãn ra, máu không thể lưu thông đi khắp cơ thể được nữa. Hạ huyết áp được xem là biểu hiện nghiêm trọng nhất của tình trạng nhiễm trùng, có thể dẫn đến sốc nhiễm khuẩn – giai đoạn nghiêm trọng nhất của nhiễm khuẩn huyết.

Buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy

Bệnh nhân có thể có hiện tượng nôn hoặc buồn nôn

Các triệu chứng này có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hoá khác.

Vùng da thay đổi màu

Khi bị nhiễm khuẩn huyết, cơ thể sẽ ưu tiên vận chuyển máu tới các cơ quan quan trọng nhất của cơ thể, máu cũng sẽ di chuyển từ các cơ quan ít quan trọng hơn tới các cơ quan quan trọng để giúp bạn duy trì sự sống. Hậu quả là, lượng máu tới da có thể sẽ giảm đi và khiến da bạn trở nên tím tái, nhợt nhạt.

Tóm lại, nhiễm khuẩn huyết có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nhiễm khuẩn huyết sẽ có đầy đủ các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc như: dấu hiệu đầu tiên là sốt cao, nhiệt độ cơ thể không ổn định; thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở; ớn lạnh; đi tiểu ít hơn bình thường; mạch nhanh; thở nhanh; buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy.

Nhiễm trùng huyết có thể điều trị khỏi nếu bệnh nhân nhanh chóng được đưa đến bệnh viện để điều trị tích cực.

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...