2 loại dầu ăn tuyệt đối không dùng trong gian bếp của những bà nội trợ thông minh

Thứ Bảy, 29/08/2020 06:09 PM (GMT+7)

Dầu ăn là một nguồn cung cấp calo, nắm vai trò như một dung môi của các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A,D, E, K. Chúng cũng là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, giúp cơ thể tăng trưởng và khỏe mạnh hơn...

Dầu ăn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu khi chế biến thực phẩm. Nhiều người nghĩ rằng dầu ăn là thứ không đem lại lợi ích gì cho cơ thể nhưng sự thật không phải vậy. 

Dầu ăn chiên đi chiên lại

Để tiết kiệm, không ít bà nội trợ vẫn thường giữ lại dầu ăn thừa sau mỗi lần chiên, rán để sử dụng cho lần tiếp theo. Tuy nhiên, loại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần không chỉ làm giảm chất lượng mỡ, ảnh hưởng đến hương vị món ăn mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Dầu ăn chỉ được sử dụng một lần, các loại dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm bởi khi tái chế ở nhiệt độ cao, các thành phần hóa học của dầu sẽ bị biến đổi, phân hủy thành nhiều chất gây hại sức khỏe, nhất là các chất béo chuyển hóa (trans-fat). Loại chất béo này vào trong cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư , béo phì, tim mạch...

Dầu ăn chỉ được sử dụng một lần, các loại dầu đã qua sử dụng không được phép dùng để chế biến thực phẩm.

Ngoài ra, theo các chuyên gia về an toàn thực phẩm, dầu ăn khi chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ không còn giá trị dinh dưỡng như ban đầu bởi các vitamin trong dầu đã bị phá huỷ. Hơn nữa, những phần cặn thực phẩm đọng lại trong dầu mà mắt thường không nhìn thấy hết cũng là tác nhân gây bệnh cho con người, nhất là ung thư.

Chính vì vậy, khi nấu ăn các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu ăn mà mình sử dụng, tránh lãng phí cũng như không nên tái chế lại phần dầu ăn đã qua sử dụng.

cscp-1

Dầu đã lưu trữ quá lâu

Những can dầu size to vẫn thường là lựa chọn của các gia đình vì chúng thường tiết kiệm hơn rất nhiều so với việc mua lẻ từng chai nhỏ. Tuy nhiên sau quá trình dài sử dụng, miệng chai có thể bị dính bụi bẩn, hình thành nấm mốc.

Hơn nữa dầu ăn thường được tạo ra từ các loại ngũ cốc như lạc, bắp, hạt hướng dương, hạt bí ngô... chính vì vậy, khi dầu được bảo quản thời gian dài trong môi trường ẩm ướt, chúng có thể dễ sản sinh độc tố aflatoxin , gây bệnh ung thư gan.

Độc tố aflatoxin được tạo ra từ các loài nấm mốc thuộc giống Aspergillus (thường xuất hiện ở các loại ngũ cốc). Aflatoxin có thể gây tổn thương tế bào gan, thận, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, bào mòn niêm mạc của ống tiêu hóa...

Cách dùng dầu ăn tốt nhất là nên mua từng chai nhỏ để quá trình lưu trữ trong nhà không bị quá dài.

Lưu ý chị em nội trợ nên dùng nhiều loại dầu ăn để thay thế cho nhau hoặc là mỗi loại nên dùng trong một thời gian hay một mục đích chế biến nhất định.

Mỗi loại dầu ăn khác nhau có giới hạn chịu nhiệt không giống nhau và cung cấp những chất cần thiết khác nhau cho cơ thể. Bởi vậy, trong căn bếp của mỗi gia đình nên có 2 loại dầu.

Cụ thể, một loại phù hợp cho chiên, rán như các loại dầu cooking vì có khả năng chịu được nhiệt độ cao trong quá trình nấu nướng.

Một loại dầu chỉ dùng để sử dụng với những món ăn xào, ướp thực phẩm, ăn sống trực tiếp, làm salad, gỏi như các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ô-liu… hấp thu tốt các vitamin A, D, E, K có trong thực phẩm, bổ sung các acid béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.

Nguyễn Thị Thu Hương

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...