8 thói quen xấu đang làm hại bạn mỗi ngày

Thứ Ba, 16/04/2019 05:43 PM (GMT+7)

Không hút thuốc, rèn luyện sức khỏe thường xuyên vẫn là chưa đủ để khẳng định bạn có một cuộc sống lành mạnh. Nếu không muốn đẩy bản thân vào nguy hiểm, hãy tập cách sửa đổi 8 thói quen dưới đây

thoi-quan-xau

1. Ngồi cả ngày

Ngay cả khi bạn tập luyện thường xuyên, thói quen ngồi một chỗ suốt thời gian dài - bên bàn làm việc hay trên xe hơi, xe máy - cũng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Theo Trung tâm Chăm sóc ung thư - dịch vụ sức khỏe Alberta của Canada, tình trạng ít vận động có mối liên quan với gần 160.000 ca ung thư phổi, ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt mỗi năm - bằng 2/3 so với số ca ung thư do hút thuốc gây ra.

Thay đổi: Thay vì ngồi lì trên ghế từ sáng đến chiều tại văn phòng, bạn hãy tự tạo cho mình những quãng nghỉ, những lý do để đứng lên như đi lấy nước, rửa mặt, trao đổi cùng đồng nghiệp. Ở nhà, bạn cũng nên bỏ thói quen xem tivi. Hãy ra ngoài đi dạo, dành vài phút dọn dẹp hay lên lịch tập gym cùng người thân, bạn bè.

2. Ăn quá nhiều thịt và phô mai

Protein động vật rất giàu IGF-1 - loại hormone có khả năng đẩy mạnh sự phát triển của tế bào ung thư. Một cuộc nghiên cứu của Đại học Southern California xuất bản trên tạp chí Cell Metabolism gần đây cho thấy, người ở tuổi trung niên ăn nhiều protein động vật có khả năng chết vì ung thư cao gấp 4 lần so với người ăn ít protein. Đây là tỷ lệ tương đương với hút thuốc.

Thay đổi: Thay thế protein động vật bằng nguồn protein thực vật. Những loại thực vật như các loại đậu có mức độ protein ngang với một số loại thịt.

Nhìn chung, người trung niên chỉ nên ăn 0,8 gram protein cho mỗi 1 kg trọng lượng. Tuy nhiên, khi bạn qua tuổi 65, ăn nhiều protein động vật lại không có hại bởi lúc này, quá trình sản sinh IGF-1 của cơ thể đã bắt đầu giảm sút.

3. Sử dụng dầu ăn không đúng cách

Học cách sử dụng dầu ăn đúng cách để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Best Health MagazineNấu ăn là hoạt động gây ô nhiễm. Các cuộc nghiên cứu tại nhà hàng, bếp ăn tại gia cho thấy, việc nấu nướng ở mức nhiệt cao với dầu đậu nành sẽ tạo ra vật chất dạng hạt, aldehyde, PAHs - tất cả những hợp chất này đều có trong khói thuốc và có liên quan tới bệnh viêm đường thở.

Thay đổi: Học cách chọn loại dầu phù hợp với mục đích sử dụng. Chẳng hạn, dầu olive không nên dùng để rán hay nấu nướng ở nhiệt độ cao, nhưng có thể dùng khi nấu ở nhiệt độ thấp, trộn salad. Trái lại, dầu bơ rất thích hợp để nấu nướng ở nhiệt độ cao. Tìm hiểu thông tin về "điểm khói" (smoke point) của từng loại dầu để biết cách sử dụng hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng nên lắp đặt thiết bị hút mùi, giúp giảm lượng ô nhiễm tới 60 - 90%.

4. Nhuộm da

Một cuộc nghiên cứu gần đây đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ ước tính, nhuộm da gây ra gần 420.000 ca ung thư da mỗi năm ở Mỹ. Trong khi đó, hút thuốc gây ra khoảng 226.000 ca ung thư phổi.

Thay đổi: Học cách yêu làn da tự nhiên của bản thân. Nếu thực sự muốn có làn da nâu, bạn hãy thử ăn nhiều cà rốt và cà chua theo kết quả một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí Evolution and Human Behavior. Đây là 2 loại thực phẩm giàu carotenoid, giúp cải thiện màu da và không cần phải lo lắng trước những thành phần gây ung thư của thuốc nhuộm da.

5. Thiếu ngủ

Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tật. Ảnh: ShapeThiếu ngủ kinh niên gây huyết áp cao, đau tim, đột quỵ, béo phì và rất nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thậm chí, một cuộc nghiên cứu còn kết luận, không ngủ được ít nhất 6 hay 7 tiếng/ngày có thể dẫn đến tỷ lệ tử vong tương đương với những người hút thuốc lá. Ngay cả ngủ không ngon giấc cũng có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của các tế bào ung thư.

Thay đổi: Nếu bạn thường xuyên cảm thấy thiếu ngủ, hãy trò chuyện với các bác sĩ để kiểm tra bạn có gặp vấn đề về giấc ngủ hay không.

6. Thói quen ăn mặn

Thói quen ăn mặn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Thức ăn quá mặn đã gây ra 9,5% tổng số ca tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ.Quá nhiều muối có thể làm hỏng tim hoặc thận và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong liên quan đến chế độ ăn uống, theo Reader’s Digest.

7. Cắn móng tay

Cắn móng tay có thể đưa cả vi khuẩn từ miệng, hoặc vi khuẩn trên da, vào trong da, tiến sĩ Adam Friedman ở Đại học Y George Washington, giải thích. Ở đây, chúng có thể sinh sôi nảy nở gây nhiễm trùng quanh nếp gấp móng tay hoặc sâu vào ngón tay.Nếu tay bị trầy xước, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, có khả năng đe dọa đến tính mạng.

8. Nặn mụn

Nhiều người rất thích nặn mụn, nhưng thói quen này có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tiến sĩ Friedman cho biết nặn, gãi hay sờ tay vào mụn đều có thể gây nguy cơ phá vỡ hàng rào bảo vệ da đã bị tổn thương từ nốt mụn và cho phép vi khuẩn xâm nhập vào.Tụ cần khuẩn rất thích sống trong nang lông và sinh sôi nảy nở khi nổi mụn, gây nhiễm trùng da như áp xe, nhọt và cả mụn bọc. Việc nặn mụn sẽ khiến tụ cầu khuẩn dễ dàng vào máu, mắt và thậm chí là hệ thống thần kinh trung ương, rất nguy hiểm, theo Reader’s Digest.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...