Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Thứ Năm, 30/11/2023 12:28 PM (GMT+7)

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do nồng đồn progesterone cao hơn nồng độ estrogen, tạo ra điều kiện không thuận lợi cho trứng thụ tinh không thể làm tổ ở niêm mạc tử cung.

1. Cơ chế hoạt động

Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại lớp niêm mạc tử cung, từ đó làm thay đổi về sinh hóa tế bào nội mạc và tạo ra điều kiện không thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ. 

Đối với loại dụng cụ tử cung chứa đồng hoạt động theo cơ chế:

Hiệu quả tránh thai đạt được nhờ sự phóng thích liên tục của đồng vào trong buồng tử cung, từ đó làm quá trình viêm tăng lên và có thể gây ra những cơn co tử cung ngăn chặn sự làm tổ của trứng.Sự hiện diện của Ion đồng còn làm thay đổi sinh hoá ở chất nhầy cổ tử cung, khiến chất nhầy đặc lại từ đó ảnh hưởng đến sự di động, hoạt hoá và giảm khả năng sống sót của tinh trùng.Đối với vòng tránh thai có chứa nội tiết:

Nội tiết Progesterone giúp ngăn chặn hoạt động chu kỳ của nội mạc tử cung do nồng độ progesterone cao so với estrogen, không tạo điều kiện thuận lợi cho trứng thụ tinh để có thể làm tổ và phát triển.Có thể gây ra ức chế rụng trứng.

20220615_Vong-tranh-thai-noi-tiet-1

2. Một số loại vòng tránh thai nội tiết trên thị trường:

- Mirena: Mirena được triển khai bởi The Population Council với Leiras Oy, được chấp thuận và được công bố năm 1990 tại Phần Lan. Mirena là dụng cụ tử cung được thiết kế với kỹ thuật đặt vào dễ dàng. Năm 2001 Cục Quản lý Dược Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận Mirena được đưa vào sử dụng, với hiệu quả sử dụng 5 năm. Về cấu tạo, Mirena là hệ thống phóng thích trong tử cung với khung polyethylene (phủ Barium cản quang) hình chữ T, chứa 52 mg levonorgestrel trong một gian chất polymethylsiloxane – levonorgestrel, giải phóng 20 mcg levenorgestrel mỗi ngày.

Mirena chứa levonorgestrel giúp khắc phục việc chảy máu kinh khi sử dụng dụng cụ tử cung (Goldstuck, 2014), hiệu quả cao, và dung nạp tốt, nhiều người lựa chọn sử dụng và hài lòng. Mirena cũng được cho là có thể làm giảm đau bụng kinh hay làm giảm các triệu chứng lạc nội mạc tử cung như đau vùng chậu, xuất huyết bất thường. Tuy nhiên giá thành của mirena khá cao so với mặt bằng chung.

- Kyleena: Kyleena là dụng cụ tử cung chứa nội tiết, khi được đưa vào cơ thể sẽ từ từ tiết ra một loại hormone gọi là levonorgestrel. Vòng Kyleena giúp tránh thai theo cơ chế làm đặc dịch nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng khó di chuyển và giảm khả năng tinh trùng sống sót. Dụng cụ tử cung này cũng làm thay đổi phần niêm mạc tử cung để ngăn trứng đã thụ tinh có thể bám vào. Nếu trứng đã thụ tinh không thể bám vào tử cung thì cơ hội mang thai là rất thấp.

- Liletta: Liletta là vòng tránh thai chứa nội tiết được làm từ nhựa mềm dẻo. Vòng Liletta giúp chị em tránh thai bằng cách tiết từ từ 52 mg progestin, levonorgestrel, vào tử cung trong khoảng thời gian ba năm. Liletta tiết ra khoảng 18,6 microgram mỗi ngày trong năm đầu tiên

- Skyla: Tương tự như vòng tránh thai mirena, Skyla sau khi được đưa vào cơ thể cũng từ từ tiết hormone. Loại vòng ngừa thai này chứa 13,5 mg hormone progestin và levonorgestrel (LNG). Khi được đưa vào cơ thể, dụng cụ này sẽ tiết khoảng 14 mcg hormone mỗi ngày trong vòng 25 ngày đầu tiên. Sau đó, lượng nội tiết ở vòng này tiết ra giảm dần cho đến sau 3 năm, nó chỉ giải phóng khoảng 5 mcg levonorgestrel mỗi ngày nên vòng có thời hạn 3 năm.

3. Ưu và nhược điểm của vòng tránh thai

- Ưu điểm: Được xem là phương pháp tránh thai phổ biến của chị em, đặt vòng tránh thai có nhiều ưu điểm như chi phí rẻ, hiệu quả cao và thủ thuật nhanh gọn. Đây là phương pháp phù hợp cho đa số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, với hiệu quả cao, giá thành hợp lý, đặc biệt vòng không ảnh hưởng nội tiết tố của chị em.

Ngoài ra, hiệu quả tránh thai khi đặt vòng rất cao, từ 97%-99%; thao tác đặt vào tử cung và lấy ra dễ dàng. Đặt một lần tránh thai nhiều năm (từ 8-10 năm); không ảnh hưởng đến chuyện chăn gối. Các bà mẹ giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ không ảnh hưởng việc tiết sữa nếu đặt vòng tránh thai. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng áp dụng được cho những người có chống chỉ định với estrogen, phương pháp này cũng không ảnh hưởng đến cơ chế đông máu, huyết áp, chuyển hóa, hay không gây u nội mạc tử cung.

- Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm thì sử dụng các dụng cụ tử cung để tránh thai cũng có một số nhược điểm như: Đây chỉ là phương pháp tránh thai, chị em vẫn có nguy cơ mắc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai…Có thể có rong huyết trong vài chu kỳ đầu sau đặt vòng.Một số triệu chứng có thể xảy ra như đau lưng, đau thắt bụng do có cơn co tử cung, cơn đau có thể khỏi tự nhiên hoặc uống thuốc giảm đau.Một số chị em ra nhiều khí hư trong thời gian đầu do phản ứng của nội mạc tử cung, tuy nhiên đừng lo lắng vì nếu bạn không có nhiễm trùng ở nội mạc tử cung, hiện tượng này sẽ giảm dần. Có khoảng 2-5% rơi dụng cụ tử cung trong 3 tháng đầu sau đặt, nếu không phát hiện, nguy cơ có thai dễ xảy ra.Thời gian thực hiệnThời gian thực hiện thủ thuật đặt vòng tránh thai rất nhanh, không quá 5 phút. Vì vậy chị em muốn đặt vòng cần đến cơ sở y tế có đủ điều kiện, với cán bộ y tế được đào tạo kỹ năng để thực hiện phương pháp này.

Trường hợp chị em vừa hút lấy thai, sau sạch kinh nên thực hiện thủ thuật vì khi đó đặt vòng vào sẽ nhẹ nhàng hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ kinh.

Sau đặt vòng, chị em cần nằm nghỉ tại chỗ khoảng 30 phút và trong tuần lễ đầu nên nghỉ ngơi, làm việc nhẹ (không mang vác nặng quá 10kg); uống thuốc theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu đau bụng, chị em nên chườm nóng bụng dưới (có thể dùng thuốc giảm đau thông thường); kiêng giao hợp trong một tuần. Tình trạng kinh nguyệt của bạn có thể bất thường trong 2-3 tháng đầu sau khi đặt vòng, sau đó sẽ trở lại bình thường.

Với chị em có sử dụng phương pháp đặt dụng cụ tử cung, lượng máu kinh ra thường sẽ nhiều hơn người bình thường, vì vậy bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu lượng máu kinh hàng tháng ra có kèm máu cục, chị em nên quay lại cơ sở y tế có chuyên khoa sản để được thăm khám. Giai đoạn đầu sau khi đặt vòng, để dự phòng thiếu máu, chị em có thể bổ sung thêm viên sắt mỗi ngày, chú trọng vào chế độ ăn bằng các thực phẩm chứa nhiều sắt như: mồng tơi, rau dền, gan động vật…

4. Thời điểm nào thích hợp nhất để đặt vòng?

Chị em có thể đặt bất kỳ ngày nào trong vòng kinh khi chắc chắn là bạn đang không có thai; chị em có thể đặt sau khi sạch kinh hoặc đặt sau sinh 6 tuần (không cần chờ có kinh lại); ngay sau 6 tháng khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và chưa có kinh trở lại; ngay sau khi hút lấy thai.

Tuy nhiên, vòng tránh thai được chống chỉ định đối với những trường hợp chị em có rong kinh, rong huyết, lượng kinh nhiều, đau bụng kinh nặng, có rong huyết không rõ nguyên nhân hoặc người đang mắc các bệnh viêm nhiễm cấp tính cổ tử cung, thân tử cung đang được điều trị; chị em mắc một số bệnh lý như tim mạch, suy thận, phổi mãn tính hay bệnh lý ung thư, nghi ngờ có thai cũng chống chỉ định không sử dụng các biện pháp này.

Ngoài những chị em “ngán ngại” việc đặt vòng tránh thai sau khi đọc được những những thông tin truyền miệng về tác dụng phụ mà chưa hiểu về tính an toàn, hiệu quả và toàn diện của phương pháp này thì với những chị đã thực hiện đặt vòng cần thực hiện thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ. Việc thăm khám giúp bác sĩ kiểm tra được vị trí đặt vòng có chính xác chưa, tránh vòng lệch vị trí, hết hạn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.

5. Quy trình đặt vòng tránh thai

20190620_072150_903074_sau-khi-thao-vong-tra.max-800x800

Việc đặt vòng diễn ra khá nhanh chóng và dễ dàng, tuy nhiên vòng tránh thai là một vật lạ khi đưa vào cơ thể sẽ có thể sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu bên trong nếu người phụ nữ đang bị các bệnh viêm nhiễm. Vi khuẩn này có thể gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này. Vì vậy, trước khi thực hiện thủ thuật đặt dụng cụ tử cung, chị em sẽ được bác sĩ sản khoa khám phụ khoa kỹ càng để đảm bảo bạn có đủ điều kiện và sức khỏe để làm thủ thuật này.

Với những trường hợp chị em bị viêm nhiễm hoặc mắc các bệnh phụ khoa việc đầu tiên cần phải điều trị triệt để các bệnh lý này trước khi tiến hành đặt vòng.

Quá trình đặt vòng được thực hiện như sau:

Vòng tránh thai được gấp nhỏ lại và đặt vào trong một cái ống có piston bằng chất dẻo rất nhỏ, có đường kính thường chỉ bằng que diêm, sau đó que đưa vào cổ tử cung của người phụ nữ.Bác sĩ sẽ ấn vào piston và đẩy vòng tránh thai vào hốc tử cung.Sau khi đưa vào hốc tử cung vòng mở ra.Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành rút ống ra và cắt sợi dây (thông thường các bác sĩ sẽ để lại 1 đoạn dây dài khoảng 5cm ở bên ngoài cổ tử cung)

6. Ai nên và không nên đặt vòng ngừa thai?

Hầu hết mọi người có thể sử dụng vòng tránh thai một cách an toàn, nhưng có một số trường hợp gây ra tác dụng phụ hoặc biến chứng dễ xảy ra hơn. Lúc này, cần gặp bác sĩ để tìm hiểu xem vòng có an toàn hay không.

Trong một số trường hợp, phương pháp này có thể không được chỉ định cho chị em như:

Phụ nữ mắc chứng viêm vòi trứng dù đã được điều trị khỏi, hoặc bị viêm vòi trứng.Phát hiện có những dị ứng của các tế bào cổ tử cung.Chị em bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết nặng, mắc các bệnh viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc gặp các tình trạng rối loạn về máu khác.Trường hợp nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polip cần phải cắt bỏ.Chị em có một số bệnh lý về tim, thận, phổi.Người có sa sinh dục độ II, III, trường hợp này cần được thăm khám và điều trị, tránh để khối sa nặng hơn;Viêm nội mạc tử cung;Bạn cũng không nên đặt vòng Paragard nếu bạn bị dị ứng đồng, bệnh Wilson hoặc rối loạn chảy máu khiến máu khó đông. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt vòng tránh thai nội tiết nếu bị ung thư vú.

Trước khi đặt vòng, chị em cần đến thăm khám phụ khoa để được bác sĩ tư vấn thêm và chọn loại vòng thích hợp nhất. Nếu gặp phải tình trạng bệnh lý không thể đặt vòng tránh thai, chị em cũng đừng lo lắng vì còn có rất nhiều lựa chọn phương pháp tránh thai khác.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...