Bà bầu ăn hải sản đúng cách

Thứ Ba, 09/10/2018 09:18 PM (GMT+7)

Hải sản là loại thực phẩm dinh dưỡng cực tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn hải sản không đúng cách sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.Hải sản được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có protein, giàu canxi, chất béo không no ( omega3), đạm và nhiều chất khoáng khác.

Hải sản là loại thực phẩm dinh dưỡng cực tốt cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn hải sản không đúng cách sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc.Hải sản được biết đến là những loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, trong đó có protein, giàu canxi, chất béo không no ( omega3), đạm và nhiều chất khoáng khác.

Những loại hải sản như tôm, cua, cá, mực, bạch tuộc, ốc, sò, hến, … rất tốt cho dinh dưỡng của bà mẹ. Khi bà mẹ đang mang thai, nguồn dinh dưỡng không thể thiếu được chính là hải sản, bởi những thành phần dinh dưỡng trong hải sản không chỉ cung cấp năng lượng cho mẹ mà giúp trẻ phát triển tốt. Với thành phần dinh dưỡng omega3 có trong các loại cá sẽ giúp trẻ phát triển hệ thần, trí não tốt.

ba-bau-an-hai-san

Dù là nguồn dinh dưỡng tốt cho bà bầu, tuy nhiên các mẹ bầu cần có chế độ ăn uống đúng khoa học để đảm bảo được an toàn nhé. Hải sản rất giàu protein và omega 3 axit, những dưỡng chất có lợi cho thai phụ, nhưng bà bầu khi i phải có cách ăn và một chế độ ăn hợp lý sao cho có hiệu quả tốt nhất và tránh tác dụng phụ.Mẹ bầu ăn hải sản như thế nào?Theo cục quản lý thực phẩm và dươc phẩm (FDA) khuyên phụ nữ mang thai nên ăn khoảng 340 gram hải sản nấu chín mỗi tuần. Đặc biệt các loại cá phải được nấu chin ở nhiệt độ trên 100 độ C và phải được vệ sinh diệt khuẩn trước khi đem vào chế biến.

Bà bầu nên tránh những loại cá biển (chứa nhiều thủy ngân) như cá mập, cá kiếm, cá ngừ… Cá hồi có lượng thủy ngân thấp nên bạn vẫn có thể sử dụng (khoảng 1 bữa/tuần).

Không ăn cá sống, gỏi cá, món sushi… Các loại cá chưa được nấu chín dễ bị nhiễm khuẩn E.coli và sán nên có thể gây ngộ độc. Chỉ nên sử dụng những loại cá tươi và nấu chín kỹ trước khi sử dụng. Không nên ăn quá 350g cá/tuần (chia đều khoảng 3 bữa cá, mỗi bữa khoảng 100g).

Khi bảo quản hải sản mẹ bầu nên chọn loại thực phẩm tươi ngon, không nên để quá lâu các loại hải sản ngoài trời nắng nóng. Tránh tình trạng bỏ từ tủ lạnh ra ngoài dã đông, rồi lại bỏ lại trong tủ lạnh, làm đi làm lại nhiều lần, sự thay đổi nhiệt độ bảo quản liên tục sẽ làm sẽ hỏng mà mẹ không biết.

Mẹ bầu có thể tham khảo các loại hải sản có lượng thuỷ ngân thấp, an toàn cho sức khoẻ mẹ và bé như: cá hồi Alaska, cá đù Đại Tây Dương, cá đối, sò điệp, hàu, mực, cua, cá tuyết, cá minh thái, cá bơn, tôm, cá mòi, cá hương, cá da trơn …

Mẹ bầu lưu ý một số loài động vật có vỏ dễ gây dị ứng hay các nguy cơ bệnh tật khác nên bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhé.

Shrimp(1)

Lưu ý khi chọn mua hải sảnKhi lựa chọn mua cá và hải sản cho bà bầu nên chọn những loại còn tươi sống vì chúng vẫn còn đầy đủ dưỡng chất và vẫn chưa bị phân hủy trong không khí. Tránh mua những loại thủy hải sản bị ươn, màu sắc nhợt nhạt. Không nên mua những loại tôm, cá đã được chế biến sẵn ở chợ vì chúng rất dễ bị nhiễm khuẩn. Một số đặc điểm để nhận diện hải sản tươi như:

- Tôm tươi thì vỏ, đầu, râu, mắt sáng long lanh, màu xanh trơn láng, cứng dai, thịt chắc, mùi tanh bình thường, khi luộc chín có màu đỏ, mùi thơm ngon, thịt chắc. Tôm ươn thì đầu rời ra, râu dễ rụng, mắt tôm có vết xám đục, màu xẫm, không bóng bẩy, vỏ dễ tách ra, thịt mềm nhũn, mùi hôi tanh, khi luộc chín có màu bạc, mùi ươn thiu, thịt bở.

- Cua ghẹ tươi cũng có màu xanh óng ánh, yếm cứng không lún xuống, còn nguyên vẹn càng to và các càng nhỏ, mùi tanh bình thường. Cua ghẹ ươn thì màu đục, xỉn, hết óng ánh, yếm mềm, lõm xuống, càng rời ra, dễ rụng, mùi ươn thối khẳn khó chịu.

- Sò hến tươi thì vỏ khép chặt, nếu đang mở, chạm tay vào thì khép lại nhanh chóng, nước trong ruột nhiều và trong, mùi hơi tanh.Sò hến ươn thì vỏ mở hoặc khép, chạm tay vào khi đang mở thì vỏ khép lại chậm là sắp chết, nước trong ruột ít và đục.

- Ốc tươi thì thân ốc nằm chặt trong vỏ hoặc chui mình ra khỏi vỏ và di động nhanh, chạm tay vào thì chui thật nhanh vào vỏ, vảy ốc ở gần phía ngoài vỏ ốc, chạm tay vào thì phản xạ khép kín lại. Ốc ươn thì thân nằm trong vỏ thành khối mềm nhũn, vảy thụt sâu vào trong vỏ.

Ở hải sản còn có một loại vi khuẩn ưa mặn nguy hiểm, đó là vibrio parahaemolyticus, nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc hải sản. Vì vậy chỉ nên ăn loại đã luộc chín, tránh những loại hải sản tái, gỏi,...Một số loại hải sản như ốc, sò, hến... thường sống ở tầng đáy nên dễ bị nhiễm kim loại nặng và các hoá chất, vì vậy không nên ăn những loài hải sản này ở những vùng biển bị ô nhiễm.

Nên chế biến hoặc bảo quản tủ lạnh những loại thực phẩm bạn mua ngay khi về nhà. Tuyệt đối không dự trữ cá, tôm theo cách ngâm trong nước lâu ngày vì chúng sẽ dễ dàng bị bở thịt, không còn nhiều chất dinh dưỡng.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...