Bắc Giang phòng ngừa chọn giới tính khi sinh

Thứ Tư, 23/11/2022 09:13 AM (GMT+7)

UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành Chỉ thị số 11 ngày 31/8/2012 về tăng cường kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; Kế hoạch số 4423 ngày 5/10/2020 về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2021-2030, trong đó xác định mục tiêu hướng giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Bắc Giang là tỉnh đứng thứ nhất toàn quốc về tỷ số giới tính khi sinh với 126,3 trẻ trai/100 trẻ gái. Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia ở châu Á có tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao nhất, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Nguyên nhân chủ yếu là do người dân vẫn có tâm lý trọng nam hơn nữ; quan niệm phải có con trai nối dõi tông đường, con trai làm chỗ dựa khi về già; đặc biệt là sự can thiệp của khoa học công nghệ giúp các cặp vợ chồng có thể dễ dàng lựa chọn giới tính thai nhi. Có lẽ nếu hỏi tất cả các bà mẹ mang thai đến ngày sinh thì gần như 100% đều biết giới tính của đứa con trong bụng mình. Việc sinh nở thuận theo tự nhiên may chăng chỉ áp dụng ở lần mang thai đầu, còn lần sau, đặc biệt là lần sinh con thứ ba, đa phần các cặp vợ chồng đều ít nhiều tác động đến việc lựa chọn giới tính khi sinh. Sự bất bình đẳng giới, định kiến giới vẫn còn diễn ra tại không ít gia đình. Ở một số nơi, vai trò, vị trí của người phụ nữ, trẻ em còn hạn chế, chưa thực sự được đối xử bình đẳng.

Như chúng ta đều biết, việc mất cân bằng giới tính khi sinh nếu kéo dài sẽ để lại nhiều hệ lụy cho sự phát triển KT- XH của địa phương và quốc gia, đồng thời là rào cản cho lộ trình thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao chất lượng dân số, chất lượng giống nòi.

2l6a7612

Với việc lần đầu tiên Bắc Giang được Quỹ Dân số Liên Hợp quốc và Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình chọn triển khai thí điểm mô hình “Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với lựa chọn giới tính trên cơ sở định kiến giới”; chủ trì là Sở Y tế phối hợp với các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo chức năng, nhiệm vụ, các sở sẽ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về: Truyền thông, vận động, huy động sự tham gia của toàn xã hội trong việc phòng ngừa lựa chọn giới tính; tham mưu ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ, trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội…

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam nói chung, Bắc Giang nói riêng đã ở mức nghiêm trọng. Dân số thế giới ngày một đông, tỷ lệ nam- nữ không đồng đều, cân bằng kéo theo bao hệ lụy. Đó không chỉ là vấn đề của xã hội, của thế giới mà ảnh hưởng trực tiếp tới mỗi gia đình. Nếu chúng ta không vào cuộc, không hành động một cách quyết liệt, hiệu quả thì chỉ vài chục năm nữa thôi, đến đời con, cháu chúng ta sẽ phải giải quyết hậu quả và sẽ là khó khăn khôn lường.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...