Bắc Ninh đẩy mạnh hoạt động truyền thông trong công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Thứ Năm, 13/07/2023 04:45 PM (GMT+7)

Thời gian qua, công tác truyền thông vận động và cung cứng dịch vụ DS – KHHGĐ trên địa bàn huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh) đã được chú trọng, thường xuyên với các nội dung và hình thức phong phú.

truyen-thong-dan-so-anh-minh-hoa-15732093685521962809487

Trong 6 tháng đầu năm 2023, hệ thống dân số từ huyện tới xã đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 31 hội nghị chuyên đề trong đó có 14 hội nghị về mất cân bằng giới tính khi sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, nam nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn và mới kết hôn, người có uy tín trong cộng đồng..; 14 hội nghị về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và 3 hội nghị hội nghị chuyên đề (sinh hoạt ngoại khóa tại các trường THPT) về tư vấn, khám sức khỏe tiền hôn nhân lồng ghép với các nội dung về thực trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn (học sinh các trường THPT trên toàn tỉnh).. thu hút gần 1500 người tham gia. 

Bên cạnh đó, truyền thông nhóm nhỏ tư vấn tại cộng đồng, tư vấn tại nhà, tại chiến dịch các nội dung về SK tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; Tổ chức chiến dịch tăng cường truyền thông vận động cặp vợ chồng đã có hai con thực hiện các biện pháp tránh thai dài hạn, lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ. Đồng thời, Khoa Dân số- Truyền thông GDSK cũng thường xuyên phối hợp với Đài phát thanh huyện, xã thực hiện các chương trình, chuyên trang, chuyên mục về những vấn đề nổi cộm, các tấm gương người tốt, việc tốt trong thực hiện các chính sách DS – KHHGĐ. Nhiều thông tin thiết thực đã được truyền tải đến người dân một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả. Bắt kịp xu thế, các tuyên truyền viên cũng tăng cường tuyên truyền mạng điện thoại di động, các mạng xã hội Zalo, Facebook, Youtube, Tiktok … trong đó đẩy mạnh việc tuyên truyền về DS – SKSS- KHHGĐ cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên cũng được quan tâm, góp phần nâng cao nhân thức của đối tượng này

Tuy nhiên hiện nay, công tác truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi  về DS – SKSS- KHHGĐ cho người dân còn một số hạn chế như: Truyền thông chưa đều khắp và mạnh mẽ, thiếu thường xuyên, liên tục. Tài liệu, sản phẩm truyền thông dành cho đối tượng đích còn ít, chưa phong phú đa dạng về chủng loại; Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật gọn, súc tích, dễ hiểu, chưa phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù. Mặt khác kinh phí hỗ trợ cho công tác  DS - KHHGĐ còn hạn chế nên các hoạt động truyền thông chưa có chiều sâu, thiếu tính sáng tạo và đổi mới về nội dung lẫn hình thức...

Để công tác truyền thông về dân số đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, ngành dân số huyện Gia Bình sẽ tiếp tục quán triệt sâu rộng các quan điểm, chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước, chính sách của tỉnh về công tác dân số và phát triển trong toàn hệ thống chính trị và cộng đồng dân cư, đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi; tăng cường truyền thông trên các mạng xã hội, tiếp tục kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ theo phân tuyến kỹ thuật, tập trung vào vùng có mức sinh cao, vùng khó tiếp cận với các dịch vụ DS – SKSS- KHHGĐ triển khai có hiệu quả các chương trình, kế hoạch, đề án nâng cao chất lượng dân số.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...