Bé bị rôm sảy và mụn nhọt thì cần phải làm những gì?

Thứ Bảy, 09/02/2019 12:41 PM (GMT+7)

Mùa hè nắng nóng cũng là lúc trẻ nhỏ bị rôm sảy và mụn nhọt ngày càng nhiều. Mặc dù đây là bệnh ngoài da nhưng nếu chăm sóc không đúng cách thì sẽ gây nên những bệnh nặng hơn như viêm nang lông, nhiễm trùng da.

Empty

Nguyên nhân và triệu chứng

Mùa hè nắng nóng các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn là lúc trên da của bé xuất hiện nhiều rôm sảy và mụn nhọt. Ngoài thời tiết nắng nóng ra thì do bé mặc quần áo quá nóng, bí hơi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng trên. Bên cạnh đó còn do một số vi khuẩn thường trú ngoài da có thể bài tiết một số chất nhờn làm tắc các ống tuyến mồ hôi trên da.

Tình trạng rôm sảy, mụn nhọt xảy ra chủ yếu ở các vùng da đầu, vai, ngực và lưng, một số trẻ xuất hiện thêm ở nách, háng. Dấu hiệu là xuất hiện các mụn nước sau đó mẩn  đỏ gây ngứa. Bình thường thì rôm sảy, mụn nhọt tự mất khi thời tiết dịu đi, một số trường hợp thì phải điều trị mới hết.

Khi trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt mẹ nên làm gì?

Tắm cho trẻ bằng nước lá: Các mẹ phải rửa sạch, ngâm qua nước muối trước khi xay, nghiền hay nấu nước bởi trong các lá này có chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Hay trên các lá nấu có nhiều lông sâu để lại cũng gây kích ứng cho da của các bé.

Trước khi tắm cho trẻ bằng nước lá thì các mẹ nên tắm bằng sữa tắm cho các bé trước vì nước lá không làm sạch được các chất nhờn trên da của bé. Sau khi tắm nước lá xong thì các mẹ dội lại bằng nước ấm sạch để rửa trôi lượng bột của lá trên da tránh gây nhiễm khuẩn trên da cho bé.

Sử dụng phấn rôm: các mẹ nên lựa chọn các sản phẩm đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng.

Các mẹ cố gắng chọn quần áo thoáng mát cho trẻ bằng chất liệu cotton nhằm mục đích thấm hút mồ hôi, thường xuyên tắm cho bé, mùa nắng nóng nên sử dụng quạt mát, điều hòa với nhiệt độ thích hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp để tránh bé bị nhiễm lạnh.

Empty

Khi đi ra ngoài trời nắng nên chống nắng cho bé bằng mũ rộng vành, cho bé uống nhiều nước, uống nước đều đặn và sử dụng các nước mát để bổ sung cho trẻ, như nước trái cây, nước rau má hay bột sắn dây...

Một số việc mẹ không nên làm khi trẻ bị rôm sảy, mụn nhọt

Không nên đun nước lá quá đặc hay vắt nhiều chanh vào nước tắm. Việc vắt nhiều chanh vào nước tắm sẽ khiến cho da bé bị tổn thương do hàm lượng axit lớn. Nếu nấu nước quá đặc bởi trong lá có nhiều tinh bột sẽ đọng lại trên da gây nên tình trạng nhiễm khuẩn, viêm da, dị ứng và gây nên tình trạng rôm sảy, mụn nhọt cho trẻ.

Khi da bé bị trầy xước, mưng mủ, viêm da nặng thì không được tắm nước lá, nếu tắm nước lá thì tăng nguy cơ bị nhiễm trùng da, nguy cơ bị các loại vi khuẩn xâm nhập làm cho tình trạng của trẻ bị nặng lên.

Không được massage hay dùng sữa tắm người lớn tắm cho các bé, bởi vì trong sữa tắm của người lớn có độ kiềm cao sẽ khiến cho da cả bé bị khô, càng tăng thêm độ nhiễm trùng cho da, gây rôm sảy, mụn nhọt trên da cho các bé.

Nếu tình trạng rôm sảy, mụn nhọt của bé bị nặng phải dùng thuốc thì không được tự ý bôi thuốc mà phải có sự chỉ dẫn của các bác sĩ. Nếu không thì tình trạng của bé sẽ nặng hơn chưa kể gây nên nhiều biện chứng cho bé.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...