Bệnh đột quỵ thầm lặng: Mối hiểm họa tiềm ẩn

Thứ Ba, 22/10/2019 06:21 PM (GMT+7)

Khi nhắc đến đột quỵ, mọi người thường hay nghĩ đến các biểu hiện như nói khó, tê hoặc liệt vận động trên gương mặt hoặc cơ thể. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ thầm lặng lại không như vậy, chúng hầu như không gây ra bất kỳ triệu chứng nào có thể nhận biết cho người bệnh.

dot-quy-tham-lang

Đột quỵ thầm lặng là gì? 

Đột quỵ thầm lặng là cơn đột quỵ xảy ra mà người bệnh không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể kéo dài hơn một ngày nhưng người bệnh chỉ có thể phát hiện khi chụp MRI hoặc chụp CT.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không gặp nguy hiểm gì. Đột quỵ thầm lặng vẫn có thể gây tổn thương não và làm tăng nguy cơ đột quỵ thật sự. Nguyên nhân xảy ra đột quỵ thầm lặng là do cục máu đông ngăn cản, làm gián đoạn lưu lượng máu trong não. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, những người đã trải qua phẫu thuật có nguy cơ bị đột quỵ thầm lặng cao hơn.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học McMaster (Canada) đã phát hiện ra rằng, đột quỵ thầm lặng phổ biến ở những người lớn tuổi sau khi họ thực hiện các cuộc phẫu thuật không liên quan đến tim. 

Nghiên cứu được thực hiện trên 1.114 bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Âu, New Zealand. Tất cả những người tham gia đã được chụp MRI trong vòng 9 ngày sau phẫu thuật để tìm kiếm bằng chứng hình ảnh của đột quỵ thầm lặng. Kết quả cho thấy, 1 trong 14 bệnh nhân này đã bị đột quỵ thầm lặng. Điều đó cho thấy rằng có đến 3 triệu người trong độ tuổi này trên toàn cầu có thể bị đột quỵ thầm lặng sau phẫu thuật mỗi năm.

Nhóm nghiên cứu cũng theo dõi bệnh nhân trong một năm sau khi phẫu thuật để đánh giá khả năng nhận thức của họ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, so với những người không bị đột quỵ thầm lặng, những bệnh nhân gặp tình trạng này sau phẫu thuật có khả năng bị suy giảm nhận thức, mê sảng, đột quỵ nặng hoặc thiếu máu não thoáng qua cao hơn. 

Phải chăng đột quỵ thầm lặng sẽ ít nguy hiểm hơn?

Hoàn toàn sai! Bạn không nhận biết được đột quỵ thầm lặng đang xảy ra không có nghĩa là bệnh không gây ra những thiệt hại to lớn cho sức khỏe.

Mặc dù đột quỵ thầm lặng thường chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ của não bộ nhưng những tổn thương sẽ tích lũy dần dần. Nếu đã từng bị đột quỵ thầm lặng một vài lần, bạn sẽ bắt đầu gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ hoặc gặp vấn đề trong việc tập trung.

Hơn nữa, theo Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ, đột quỵ thầm lặng làm gia tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ có triệu chứng trong tương lai.

Bệnh đột quỵ thầm lặng xảy ra khá phổ biến, chúng xảy ra thường xuyên hơn gấp 14 lần so với đột quỵ có triệu chứng rõ ràng. Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy, 1/3 số người trên 70 tuổi đều từng có ít nhất một cơn đột quỵ thầm lặng.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng nhiều cơn đột quỵ thầm lặng diễn ra sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ do nhiều ổ nhồi máu não (multi-infarct dementia). Một số triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ như:

Có vấn đề về trí nhớ

Có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như cười hay khóc vào những thời điểm không thích hợp

Thay đổi tướng đi

Bị lạc đường, mất phương hướng ở cả những địa điểm quen thuộc

Khó đưa ra được quyết định

Mất kiểm soát ruột và bàng quang

Làm thế nào để nhận biết đột quỵ thầm lặng?

Nếu bạn được chụp CT hoặc MRI não bộ, kết quả hình ảnh sẽ cho thấy các đốm hoặc vùng tổn thương xuất hiện ở nơi mà tế bào não đã ngừng hoạt động. Trong khi bạn hoàn toàn không được ghi nhận dấu hiệu gì liên quan đến tổn thương thần kinh có thể nhận thấy như ảnh hưởng lời nói hoặc vận động, khi đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn bị đột quỵ thầm lặng.

Một số dấu hiệu khác khó nhận biết đến mức chúng thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa bình thường, chẳng hạn như:

Gặp vấn đề trong việc giữ thăng bằng

Dễ bị té ngã hơn

Rò rỉ nước tiểu

Thay đổi tâm trạng

Giảm khả năng suy nghĩ

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh đột quỵ thầm lặng

Đột quỵ thầm lặng rất khó nhận biết và chỉ được chẩn đoán qua các xét nghiệm hình ảnh. Do đó, hãy thường xuyên để ý đến những dấu hiệu nghi ngờ có thể là do đột quỵ thầm lặng gây ra nếu bạn có những tình trạng sức khỏe sau đây:

Đái tháo đường

Tăng huyết áp

Cholesterol cao

Sử dụng chất gây nghiện

Căng thẳng quá mức

Hút thuốc lá

Bệnh mạch máu não

Rung nhĩ

Béo phì

Lối sống ít vận động

Bạn có thể đề phòng đột quỵ thầm lặng như thế nào?

Mặc dù bạn có thể khó phát hiện ra triệu chứng của bệnh đột quỵ thầm lặng, thậm chí không thể hồi phục chức năng của các khu vực não bị ảnh hưởng thì vẫn có những biện pháp để phòng ngừa bệnh xảy ra ngay từ đầu.

Dưới đây là một số cách bạn nên thực hiện từ ngày hôm nay để phòng ngừa đột quỵ thầm lặng diễn ra:

Kiểm soát huyết áp. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng huyết áp cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc phải đột quỵ thầm lặng.

Tập thể dục. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy, nếu bạn dành 30 phút tập thể dục ở mức độ vừa phải với tần suất 5 ngày/tuần, khả năng bị đột quỵ thầm lặng có thể giảm đến 40%. Thường xuyên vận động thể chất cũng giúp bạn ít bị biến chứng khi đột quỵ hơn so với người ít vận động.

Giảm lượng muối tiêu thụ. Hạn chế lượng natri hấp thu để giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Lưu ý, natri không chỉ có ở trong gia vị muối mà bạn nêm nếm vào thức ăn mà phần lớn là từ thực phẩm đông lạnh và các đồ ăn được chế biến, đóng gói sẵn.

Quản lý cân nặng. Giữ chỉ số khối cơ thể BMI (cân nặng (kg)/chiều cao(m)2) trong khoảng 18,5 – 24,9 (kg/m2).

Giảm mức cholesterol. Để giảm nguy cơ đột quỵ, mức cholesterol tổng thể nên thấp hơn 200mg/dL. Trong đó, lượng cholesterol tốt HDL lý tưởng là 60mg/dL hoặc cao hơn. Nồng độ cholesterol xấu LDL nên ở dưới mức 100mg/dL.

Bỏ thói quen hút thuốc. Hút thuốc có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ.

Không nên sử dụng đồ uống có chất tạo ngọt nhân tạo. Một nghiên cứu đã nhận thấy những đồ uống sử dụng chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ và đột quỵ.

Ăn nhiều rau. Bạn nên ăn 5 loại trái cây và rau quả hoặc nhiều hơn mỗi ngày.

Kiểm soát bệnh đái tháo đường. Đây cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ.

Hãy sống tích cực, hãy chủ động hỏi, hỏi để khỏe, hỏi để tốt hơn!

Để giảm nguy cơ đột quỵ thầm lặng, bác sĩ có thể kê cho bạn một vài loại thuốc giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông và các thuốc làm giảm cholesterol xấu trong máu .

Một trong những yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh hiệu quả là chất lượng của thuốc được sử dụng. Hầu hết người bệnh ít khi thắc mắc về các thuốc đang sử dụng vì sợ sẽ làm phiền bác sĩ. Tuy nhiên, bạn đừng ngần ngại, hãy chủ động thảo luận với bác sĩ về mục tiêu điều trị cũng như khả năng của bản thân, đặc biệt về tài chính và các dịch vụ bảo hiểm sức khỏe tự chi trả bạn đang tham gia để bác sĩ cân nhắc cho bạn những chỉ định phù hợp nhất.

Việc sử dụng những thuốc có chất lượng cao, đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của FDA (chẳng hạn như những biệt dược gốc) góp phần đem lại hiệu quả và an toàn tối ưu cho quá trình điều trị..

Ngoài ra, theo thống kê thì phụ nữ có nguy cơ mắc phải đột quỵ cao hơn nam giới. Nếu bạn nằm trong đối tượng có nguy cơ cao và người trong gia đình có tiền sử đột quỵ hay mất trí nhớ, hãy hỏi và thảo luận với bác sĩ về những biện pháp đề phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe là nâng cao chất lượng cuộc sống. Muốn vậy, bạn cần mạnh dạn đặt những câu hỏi về tình trạng bệnh có thể mắc phải và thảo luận về việc dùng những loại thuốc có chất lượng cao để đem lại hiệu quả điều trị như mong muốn.ên.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...