Bệnh nhồi máu cơ tim - Những điều cần biết

Thứ Hai, 24/10/2022 02:45 PM (GMT+7)

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một trong hai động mạch vành hoặc phân nhánh của nó bị tắc nghẽn một cách đột ngột khiến một phần của cơ tim không được cung cấp đầy đủ oxy. Cơn đau tim thường xảy ra trong vài tiếng, nếu không được điều trị kịp thời thì phần cơ tim bị thiếu oxy sẽ bị chết.

 Thời gian vàng để cứu cơ tim là trong giờ đầu sau khi xuất hiện cơn đau ngực. Nếu tắc nghẽn kéo dài trên 3 giờ thì cơ tim hầu như bị tổn thương khó hồi phục dù được điều trị tái thông mạch vành. 

1. Những dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim

- Nhồi máu cơ tim có thể xảy ra bất ngờ, nhưng có những trường hợp được cảnh báo trước hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần bằng các dấu hiệu như: Có cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực. Người bị nhồi máu cơ tim thường cảm thấy khó chịu ở giữa hoặc phía bên trái của ngực. Sự khó chịu này có thể kéo dài trong vòng một vài phút. Đôi khi các cơn đau có thể biến mất trong chốc lát và sau đó quay trở lại. Người bệnh cũng có thể cảm thấy như ngực bị đè nén, tức ngực hoặc đau. Ngoài ra cũng có thể có thêm dấu hiệu khác như bị ợ nóng hoặc khó tiêu. Có cảm giác đau hoặc khó chịu ở ngực. Khó chịu ở phần cơ thể bên trên. Cơn đau có thể lan tỏa đến một hoặc cả hai cánh tay, lưng, vai, cổ, hàm, hay phần bụng phía trên rốn. Khó thở: Người bị nhồi máu cơ tim đôi khi chỉ có một triệu chứng duy nhất đó là khó thở, nó có thể xảy trước hoặc cùng lúc với cơn đau ngực. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc khi hoạt động thể chất nhẹ. Ngoài ra, còn có thể có những triệu chứng khác như: Toát mồ hôi lạnh, cảm thấy mệt mỏi bất thường mà không rõ lý do, đôi khi tình trạng này có thể kéo dài trong nhiều ngày liền (đặc biệt là ở nữ giới), buồn nôn và ói mửa, choáng váng hoặc bị chóng mặt đột ngột, các triệu chứng cũ trở nên trầm trọng hoặc kéo dài hơn bình thường hoặc người bệnh cũng có thể xuất hiện các triệu chứng mới một cách đột ngột.

2. Ai có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cấp?

Nhồi máu cơ tim cấp có khả năng xuất hiện cao hơn ở các đối tượng sau: Người cao tuổi, nam trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh; Người có bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn;Rối loạn mỡ máu di truyền; Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá; Trong gia đình có người thân trực hệ (cha, mẹ, anh chị em ruột) bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não sớm trước 55 tuổi (đối với nam) và trước 65 tuổi (đối với nữ);Có bệnh lý miễn dịch như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hệ thống, vẩy nến, xơ cứng bì…Sử dụng chất kích thích: cocaine, amphetamine làm co thắt động mạch vành.

220040-nhoimaucotim

3. Biến chứng sau cơn nhồi máu cơ tim

Nếu không được sơ cứu đúng cách và can thiệp kịp thời, người bị nhồi máu cơ tim cấp có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng như: Suy tim nặng hoặc sốc tim: Người bệnh khó thở, huyết áp thấp cần được hỗ trợ máy thở, thuốc vận mạch, dụng cụ hỗ trợ tim (bóng đối xung động mạch chủ),…Rối loạn nhịp, có thể dẫn đến đột tử; hở van 2 lá nặng do đứt dây chằng lá van; thủng cơ tim ở vách liên thất gây thông nối thất trái và thất phải,; thủng vách tim ở thành tự do gây tràn máu màng tim hoặc vỡ tim.

4. Điều trị nhồi máu cơ tim

4.1. Điều trị nhồi máu cơ tim cấp: là phương pháp điều trị tái lưu thông động mạch vành bị tắc nghẽn cấp cứu. Các phương pháp điều trị tái lưu thông mạch vành bị tắc nghẽn trong nhồi máu cơ tim cấp gồm: Thuốc tiêu sợi huyết (streptokinase, rt-PA): Sử dụng khi bệnh nhân đến bệnh viện sớm và bệnh viện không có phòng thông tim; Chụp mạch vành, nong đặt stent; Mổ bắc cầu động mạch vành.Chụp động mạch vành: Bác sĩ dùng 1 ống thông nhỏ, dài, mềm được luồn từ động mạch quay hoặc động mạch đùi hướng vào tim, đi đến động mạch vành. Qua ống thông, bác sĩ sẽ bơm thuốc cản quang, ghi lại hình ảnh mạch vành. Bác sĩ sẽ đưa stent vào vị trí mạch vành bị tắc, bung stent, nong mạch máu rộng ra, giúp dòng máu lưu thông lại bình thường. 

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Bác sĩ lấy 1 đoạn mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể, làm cầu nối phía trước và phía sau chỗ tắc, giúp máu đi qua chỗ cầu nối mới. Phẫu thuật bắc cầu thường thực hiện khi hẹp mạch vành nặng, kéo dài lan tỏa không thể đặt stent được.

4.2. Điều trị lâu dài sau nhồi máu cơ tim: Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần được điều trị và chăm sóc lâu dài để tránh tái phát và biến chứng về sau. Thay đổi lối sống là điều cần làm xuyên suốt quá trình điều trị: Tập thể dục đều đặn, giảm cân nếu dư cân hoặc béo phì; Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước ngọt;Không nên ăn mặn, giảm ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào; Nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, hạt; Ăn cá hoặc thịt gà thay cho thịt heo, thịt bò; Tránh căng thẳng, luyện tập thư giãn. Người bệnh cần uống thuốc và tái khám thường xuyên: Các thuốc điều trị thiết yếu: Thuốc ức chế men chuyển hoặc chẹn thụ thể angiotensin 2, chẹn bêta, chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel, ticagrelor, prasugrel) và statin. Bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim cần uống 2 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu tối thiểu trong vòng 1 năm. Sau đó, duy trì ít nhất 1 loại thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài. Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu hoặc đặt stent mạch vành cần uống thuốc chống kết tập tiểu cầu lâu dài để phòng ngừa huyết khối trong stent hoặc tái hẹp mạch vành. Điều trị tích cực các bệnh đi kèm như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu…

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...