Bệnh răng miệng ở người cao tuổi: Cách phòng tránh

Thứ Năm, 30/05/2019 07:36 AM (GMT+7)

Bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hóa của người cao tuổi là vấn đề cần được quan tâm.

rang-mieng-nguoi-cao-tuoi

Hàm răng giúp người cao tuổi ăn uống được bình thường nhằm cung cấp năng lượng cho các hoạt động và tu bổ cho các cơ quan của cơ thể. Song, qua nhiều năm hàm răng đã bị hao mòn và suy yếu. Vì vậy việc bảo vệ giữ gìn hàm răng đảm bảo chức năng tiêu hóa là vấn đề cần được quan tâm.

Dưới đây là các bệnh răng miệng thường gặp ở người già

1. Bệnh nha chu

Đây là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng, hay gặp ở lứa tuổi trung niên, người già và là nguyên nhân thường gặp gây mất răng ở người cao tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh nha chu là do mảng bám vi khuẩn hay khói thuốc lá bám quanh răng, nếu vệ sinh không kỹ, mảng bám sẽ dày dần và gây viêm nướu. Người cao tuổi khi bị bệnh nha chu sẽ có các biểu hiện như lợi sưng, chảy máu lợi, lợi có túi mủ chứa nhiều vi khuẩn, miệng hôi.

Để phòng bệnh nha chu cần vệ sinh răng miệng thật kỹ càng. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần/ 1 ngày, súc miệng sau khi ăn xong và sử dụng chỉ tơ để làm sạch kẽ răng.

Nếu ở người cao tuổi kẽ răng thưa có thể dùng tăm gỗ hoặc bàn chải kẽ. Và nên đi lấy cao răng định kì 6 tháng/ 1 lần, thay đổi thói quen chưa tốt như hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồng thời tăng cường ăn các thức ăn giàu Vitamin và giàu chất xơ,…

Tuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họaTuổi ngày càng cao thì vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng lại càng được đặt lên hàng đầu. Ảnh minh họa

2. Bệnh sâu răng

Sâu răng phổ biến ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nguyên nhân sâu răng chủ yếu là do vấn đề vệ sinh răng miệng chưa tốt, khiến thức ăn bám vào gây sâu răng. Ở người cao tuổi, sâu răng còn có thể xuất phát từ chứng khô miệng tuổi già hoặc do tác dụng của một số thuốc điều trị các bệnh khác.

- Bệnh sâu răng là tổn thương tiêu hủy tổ chức cứng của răng (men và ngà răng) không hồi phục, tạo nên lỗ hổng trên thân răng, cổ răng. Người càng cao tuổi thì tỷ lệ sâu răng càng cao.

- Triệu chứng sớm của sâu răng là ê buốt khi có kích thích nóng, lạnh, chua, ngọt. Ê buốt có thể kéo dài sau các yếu tố kích thích. Giai đoạn tủy đã chết, bệnh nhân không còn cảm giác ê buốt.

- Bệnh nhân thấy giắt thức ăn ở lỗ sâu. Có thể quan sát thấy lỗ sâu có mầu nâu xám

- Sâu răng tiến triển gây viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống, nặng hơn có thể viêm xương, viêm hạch vùng lân cận,…

3. Rối loạn khớp thái dương hàm

- Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm như viêm khớp, chấn thương xương hàm, mỏi hàm do nghiến răng, mất răng lâu ngày.

- Triệu chứng chính là đau hàm, đau nhức trong và xung quanh tai, khó nhai và khó chịu lúc nhai hoặc cắn, cắn không đều, cứng khớp hàm, có thể đau đầu. Há ngậm miệng có thể thấy tiếng lục cục ở khớp.

4. Mòn răng, ê buốt răng

- Mòn răng có thể có nguyên nhân cơ học hay hóa học, trong đó phần men răng bị bào mòn. Mòn răng cơ học gây ra bởi sự cọ xát vào mô răng như nhai nghiến, chải răng quá mạnh. Mòn răng hóa học do các chất hóa học mà điển hình là axit gây nên. Axit có thể có trong thức ăn, trong dịch vị dạ dày trào ngược lên miệng.

- Ê buốt răng có thể do tụt lợi, tiêu xương ổ răng, chải răng không đúng cách, nghiến răng, gây quá cảm ngà vùng cổ răng.

5. Mất răng

Nguyên nhân mất răng có thể do sâu răng, viêm quanh răng. Nghiên cứu tỷ lệ mất răng ở người cao tuổi vào khoảng trên 50%, tuổi càng cao thì tỷ lệ này càng tăng.

6. Khô miệng

Do người già, hệ thống trao đổi chất và miễn dịch suy yếu, kèm theo rất nhiều bệnh mãn tính cần dùng thuốc kéo dài gây nên triệu chứng khô miệng. Khô miệng làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng và khó khăn khi ăn nhai, nuốt.

Những chú ý khi chăm sóc sức khỏe răng miệng người cao tuổi

Đánh răng quan trọng hơn súc miệng

Đánh răng quan trọng hơn bất kỳ loại nước súc miệng nào. Bạn không thể thay thế đánh răng bằng súc miệng trong 4 phút để giữ cho răng khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi bị sâu răng, bạn nên kết hợp sử dụng nước súc miệng chứa florua và kem đánh răng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Cả canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng mà nhiều người lớn tuổi bị thiếu. Sự thiếu hụt của một trong hai dưỡng chất trên có thể gây chứng loãng xương, do đó có thể làm tăng nguy cơ bị mất răng. Bên cạnh việc bổ sung cả canxi và vitamin D trong chế độ ăn uống, người cao tuổi cần lưu ý giảm lượng đường. Ăn quá nhiều đường với thói quen đánh răng kém có thể nhanh chóng dẫn đến các bệnh về răng.

Đến bác sỹ nha khoa theo định kỳ

Bạn nên đến nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để phòng ngừa các vấn đề sức khoẻ răng miệng nghiêm trọng tiềm ẩn. Đặc biệt, khi đeo răng giả, cần thường xuyên đến nha sỹ để kiểm tra phòng tránh bệnh nướu răng. Ngoài ra, nha sĩ sẽ sớm phát hiện bệnh ung thư miệng. Ung thư miệng khá hiếm gặp, nhưng tỷ lệ mắc cao nhất ở những người 60 tuổi.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...