Bệnh tay chân miệng ở trẻ em: 6 việc mẹ cần làm tại nhà để bé nhanh khỏi

Thứ Hai, 24/09/2018 03:59 PM (GMT+7)

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra. Do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh và lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là bệnh do virus đường tiêu hóa gây ra. Do đó, bệnh lây trực tiếp qua đường tiêu hóa khi ăn uống chung hay tiếp xúc với dịch của trẻ mắc bệnh và lây gián tiếp qua bàn tay hoặc vật dụng nhiễm virus. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng phổ biến vào thời điểm giao mùa và thường ở những trẻ dưới 5 tuổi.

Ban đầu khi mới bị tay chân miệng, trẻ thường sốt nhẹ, đau họng, đau miệng, chảy nước miếng và biếng ăn. Sau sốt 1 - 2 ngày trẻ bắt đầu đau miệng, nổi ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, khoang miệng,...“Trong thời điểm trẻ bị tay chân miệng nhẹ, nếu cha mẹ không phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách, bệnh sẽ chuyển sang thể nặng với những biến chứng nguy hiểm như biến chứng viêm não, biến chứng vào tim, phổi…

Tuy nhiên, qua quá trình khám chữa, tôi gặp rất ít trẻ bị tay chân miệng thể nặng, những trường hợp nặng đã được thông tin rất ít, đa số trẻ bị tay chân miệng thể nhẹ có thể tự khỏi nên bố mẹ không cần quá lo lắng, hãy bình tĩnh xử trí khi con bị tay chân miệng, chăm sóc con cẩn thận tại nhà”, bác sĩ Dũng cho biết.

 6 lưu ý dành cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở nhà:

1. BÌNH TĨNH KHI CON BỊ TAY CHÂN MIỆNG

Khi thấy con có dấu hiệu lạ như sốt quá cao, co giật, mệt mỏi, khó thở, bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ ngay để khám. Tuy nhiên, nếu thấy con sốt nhưng vẫn vui chơi, ăn kém một chút vì đau miệng, bố mẹ không cần lo hay cuống cuồng mà xử lý sai cách.

constipation-in-infants

Gần đây, nhiều bà mẹ lo quá, quan điểm của tôi là bố mẹ hết sức bình tĩnh. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em thể nhẹ, bố mẹ chỉ cần chăm sóc thông thường, liên tục quan sát dấu hiệu bệnh nặng để đi khám sớm.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có dấu hiệu bệnh giống như sởi, sốt phát ban, dị ứng, viêm da, thủy đậu… khó có thể phân biệt được. Vì thế, khi thấy con có dấu hiệu lạ, bố mẹ nên đưa con đến khám các bác sĩ, để các bác sĩ, bệnh viện lo cho.

2. BÔI THUỐC VÀO MIỆNG

Bệnh chân tay miệng ở trẻ là một bệnh do virut đường tiêu hóa gây ra và lây qua đường tiêu hóa nhưng bệnh có một điểm khác các bệnh khác cần chú ý, đó là bệnh gây ra loét ở miệng làm trẻ đau, ăn uống kém, quấy khóc, khó chịu.

Khi trẻ có những vết loét ở miệng, bố mẹ có thể mua thuốc bôi ở miệng và bôi trước bữa ăn cho trẻ để trẻ đỡ đau, đỡ quấy khóc, có thể ăn uống được.

Khi trẻ bị sốt, bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, bố mẹ nên để con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi cho trẻ, thường xuyên lau nách, bẹn, cổ cho trẻ bằng nước ấm.

3. UỐNG NƯỚC HOA QUẢ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em không cần kiêng cữ, hạn chế đồ ăn cho trẻ. Trẻ bị bệnh sẽ khó chịu, lười ăn nên bố mẹ hãy để trẻ ăn những đồ mà trẻ thích.

nuoc-ep-lieu-co-tot_jjdg_thumb

Thêm nữa, bố mẹ nên cho trẻ uống thêm nhiều nước hoa quả để bổ sung vitamin, nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, làm lành nhanh các vết tổn thương hoặc một số chế phẩm vitamin đều được.

4. SÚC MIỆNG BẰNG NƯỚC MUỐI SINH LÝ

Khi bị tay chân miệng, các nốt phỏng mọc trong miệng khiến trẻ đau không ăn được, không cho cha mẹ vệ sinh răng miệng dẫn đến nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng... Đồng thời, nếu vệ sinh khoang miệng không đúng cách, bố mẹ có thể làm trợt vỡ các nốt phỏng, làm vết loét thêm nặng tăng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn.

Cách tốt nhất, bố mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ, ngủ dậy. Bố mẹ chỉ cần cố gắng khuyến khích trẻ uống nhiều nước, súc miệng nước muối,... để làm sạch răng miệng mà không gây nguy hiểm.

5. KHÔNG NÊN CHO TRẺ ĐI HỌC

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Khả năng lây nhiễm của bệnh rất lớn, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ.

Bởi vậy, khi nghi ngờ trẻ bị tay chân miệng, bố mẹ không nên cho trẻ đi học. Trẻ bị bệnh tay chân miệng phải được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...