Bệnh xơ gan là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thứ Tư, 06/03/2019 10:35 AM (GMT+7)

Xơ gan là bệnh lý gan mãn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống. Nắm bắt sớm nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Empty

Bệnh xơ gan là gì, có chữa được không?

Xơ gan là tình trạng các mô tế bào gan bị tổn thương liên tục trong thời gian dài, từ đó chúng tự sửa chữa bằng việc thay thế mô sẹo trên bề mặt gan. Khi các mô sẹo xuất hiện ngày càng nhiều sẽ ngăn chặn dòng máu lưu thông qua gan, làm suy giảm chức năng gan nghiêm trọng. 

Bệnh xơ gan tiến triển qua nhiều giai đoạn và chia thành các mức độ gồm: F1, F2, F3, F4. Trong đó, F1 là mức độ nhẹ, F2 là trung bình và F3, F4 là cấp độ nặng. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn F1, F2 thì có thể điều trị dứt điểm.

Nhưng khi xơ gan chuyển sang giai đoạn F3, F4 sẽ rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, lúc này việc điều trị chỉ giúp kiểm soát triệu chứng, hạn chế bệnh tiến triển, kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Những nguyên nhân bệnh xơ gan

Theo các chuyên gia Y tế, yếu tố gây bệnh rất đa dạng nhưng nguyên nhân xơ gan thường gặp nhất là do:

● Do virus: Bệnh viêm gan B, C nếu không được điều trị trong thời gian dài hoặc chữa không đúng cách sẽ gây ra xơ gan và các tổn thương gan nghiêm trọng khác.

●  Nhiễm ký sinh trùng: Thói quen ăn uống không khoa học, mất vệ sinh khiến người bệnh dễ nhiễm ký sinh trùng sán lá gan và tăng nguy cơ bị xơ gan.

● Bệnh di truyền: Bệnh Hemochromatosis, Wilson gây tích tụ sắt, đồng trong cơ thể và dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tăng.

● Nhiễm hóa chất độc hại: Một số chất độc như thạch tín, thủy ngân,… dễ gây bệnh xơ gan khi xâm nhập vào cơ thể trong thời gian dài.

●  Lạm dụng rượu bia, thuốc lá: Lượng độc tố lớn trong bia rượu, thuốc lá không được gan đào thải hết sẽ tích tụ, gây suy giảm chức năng gan.

● Nguyên nhân gây xơ gan khác: Béo phì, dùng quá liều thuốc Acetaminophen, nghẽn ống dẫn mật,…

Bên cạnh việc tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân xơ gan thì bệnh nhân cũng cần đặc biệt chú ý đến triệu chứng của bệnh để thăm khám kịp thời.

Các triệu chứng bệnh xơ gan điển hình

Khi bị xơ gan, người bệnh sẽ thấy cơ thể xuất hiện các các triệu chứng cụ thể ở từng giai đoạn như sau:

● Giai đoạn xơ gan mức độ nhẹ, trung bình (F1, F2):

Empty

- Bệnh nhân thấy đầy bụng, khó tiêu, cơ thể mệt mỏi, thường bị sốt nhẹ vào buổi chiều tối

- Nước tiểu chuyển màu vàng đậm, sắc tố da ở bàn tay, bàn chân vàng hơn

- Đau cấp tính tại phần bụng hạ sườn bên phải, cơn đau do bệnh xơ gan không diễn ra thường xuyên

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng

- Móng tay, móng chân khô lại, màu trắng hơn

● Giai đoạn xơ gan độ nặng (F3, F4):

- Rối loạn tiêu hóa nặng, khi đi ngoài phân chuyển màu đen. Người bệnh cũng thấy buồn nôn, nôn ra máu.

-  Bệnh nhân xơ gan có dịch tích tụ ở bàn chân gây phù chân, khi ấn vào chân bị lõm nhưng phải mất từ 1 – 2 phút vết lõm mới mất đi.

- Bụng to lên, ứ dịch cổ trướng, ấn vào thấy đau dữ dội

-  Vùng da người bệnh xơ gan bị vàng không chỉ xuất hiện ở bàn tay, bàn chân mà còn lan rộng ra toàn thân

- Tăng nhịp tim và thường xuyên thấy chóng mặt, dễ ngất xỉu

Người bệnh cần sớm phát hiện triệu chứng xơ gan để đến bệnh viện thăm khám, chẩn đoán, có phương pháp điều trị phù hợp.

Các cách điều trị bệnh xơ gan thông dụng

● Thuốc Tây

Thuốc Tây giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng của bệnh xơ gan và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng đơn lẻ hoặc kết hợp một số loại thuốc sau:

- Nhóm thuốc cải thiện chuyển hóa tế bào gan: Uống/tiêm Glucose, bổ sung vitamin B, C, acid Folic.

- Truyền Albumin 10 – 20%: Dùng cho trường hợp huyết tương giảm <40g/lít

- Thuốc ức chế miễn dịch: Prednisolon tác động giảm triệu chứng xơ gan cấp tính.

- Thuốc giảm áp lực tĩnh mạch cửa: Vasopressin, Sandostatin,…

- Thuốc lợi tiểu: Aldactone, Spironolactone, Furosemide… hỗ trợ điều trị xơ gan khi có dịch trong bụng.

● Thuốc Nam

Các bài thuốc Nam chữa bệnh xơ gan vừa hiệu quả, lành tính, cách thực hiện đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc sau:

- Cây chó đẻ răng cưa: Dùng 100g cây chó đẻ phơi khô, thái nhỏ, sắc cùng 4 bát nước và đường trắng, chia làm 3 lần uống/ngày.

- Cây mã đề: Bệnh nhân xơ gan chuẩn bị 50g mã đề, 100g dứa dại khô, 100g cây chó đẻ và 6g bột tam thất. Làm sạch nguyên liệu, sắc cùng 2 lít nước đến khi cạn còn 550ml thì dừng, chia uống 3 lần/ngày.

- Cây nhân trần: Người bệnh xơ gan lấy 200g nhân trần phơi khô, thái nhỏ. Đun sôi nước và cho nhân trần vào hãm khoảng 15 phút, thêm chút đường để dễ uống hơn. Uống hàng ngày thay nước lọc để hỗ trợ điều tr.

●  Phương pháp điều trị xơ gan khác

Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng một số phương pháp sau để nhận kết quả chữa bệnh tối ưu:

- Phẫu thuật ghép gan: Ghép 1 phần gan hoặc toàn bộ gan khỏe mạnh từ người khác trong trường hợp chữa trị xơ gan bắt buộc.

- Dùng tế bào gốc: Lấy tế bào gốc tự thân từ tủy xương vào nuôi cấy rồi đưa lại vào cơ thể để xử lý virus, vi khuẩn gây hại cho gan.

- Liệu pháp xung mạch tần số thấp: Kích hoạt phản ứng miễn dịch, phá bỏ DNA của virus có hại cho gan và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...