Bí quyết vượt qua khủng hoảng tuổi trung niên

Thứ Năm, 06/06/2019 05:30 PM (GMT+7)

Một số người đang phải "đánh vật" với cái được gọi là "khủng hoảng tuổi trung niên" trong mệt mỏi, thậm chí cả trong vô vọng. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm thiểu, ngăn chặn nỗi lo này:

khung-hoang-tuoi-trung-nien-2

Đừng hối tiếc, hãy suy ngẫm

Với một số người khác, tuổi trung niên là thời gian hối tiếc. Một số người tiếc vì chọn sai ngành nghề, hoặc không tạo ra được cuộc sống mà họ từng mơ ước. Thêm vào đó, quá trình lão hóa ở giai đoạn này đang ngày càng rõ. Một số người bắt đầu đổ bệnh, số khác nhận ra sự suy giảm thể lực của mình.

Đối với một số cá nhân, trung niên là thời gian cho họ suy ngẫm. Họ có thể nhìn lại những năm tháng đã trôi qua và đặt câu hỏi cuộc đời mình sẽ ra sao nếu chọn một con đường khác. Đối với những ai đã định được mục tiêu sẽ ít ngẫm ngợi hơn và nhiều hành động hơn. Thay vì nhìn lại những năm đã qua, họ có thể bắt đầu đấu tranh để đạt được những mục đích lớn hơn trong nửa sau của cuộc đời.

Khủng hoảng tuổi trung niên không trôi qua trong chân không, nó luôn diễn ra trên bối cảnh các mối quan hệ. Ở cấp độ xã hội rộng lớn, dòng chảy của nó phụ thuộc các chuẩn mực văn hóa của cuộc sống, vào kỳ vọng hạnh phúc, các biện pháp đạt được thành công, các khả năng cho sự cơ động, vào thành công của y khoa đối với sức khỏe và nhan sắc, cũng như vào những kinh nghiệm mà chúng ta có được từ tổ tiên và những đối tác trung niên của chúng ta.

Theo nhà trị liệu tâm lý Mỹ Adam Blatner, mỗi người trong chúng ta đều trải qua trong đời mình hai sự khởi đầu, hai khoảnh khắc khi ta phải xây dựng lại thái độ đối với thế giới. Lần đầu là khi ta bước vào thời niên thiếu, phát hiện ta có khả năng tác động đến thế giới này, thay đổi nó. Phát hiện đó là một thách thức nghiêm túc, đòi hỏi không ít thời gian và công sức để hiểu ta phải xử lý nó thế nào. Để rồi vào cuộc khủng hoảng trung niên ta hiểu ra rằng không phải tất cả đều lệ thuộc chúng ta, không dễ gì ta có thể thực hiện được hết những kế hoạch của mình, rằng chúng ta phục tùng giới hạn khả năng của mình và ta đối với những giới hạn thể lý, tâm sinh lý của mình một cách trách nhiệm hơn.

Hãy nghĩ rằng không bao giờ là quá muộn

Ở quãng giữa cuộc đời, có lẽ, bạn sẽ thường lo lắng khi nghĩ về những thứ bản thân muốn làm nhưng không bao giờ có thời gian, hoặc đã qua thời điểm thích hợp để thực hiện chúng. Thực tế, bạn vẫn luôn có thời gian để viết một cuốn sách, chinh phục một ngọn núi, đi du lịch vòng quanh thế giới hoặc học cách làm những điều mình luôn muốn thực hiện bấy lâu nay. Đừng nghĩ đến "tuổi phải trẻ, tài mới cao". Nếu bạn thực sự muốn tránh khỏi cơn khủng hoảng này, hãy quyết tâm và chấp nhận thực tế. Nên nhớ, tuổi tác không phải là điều ngăn cản bạn tiến tới thành công.

Hãy đánh giá lại các mối quan tâm, sự ưu tiên của bạn

Sự ưu tiên của chúng ta có thể thay đổi theo thời gian bởi những lý do nhất định. Mọi chuyện sẽ là hoàn toàn bình thường nếu như bạn đã vô tình từ bỏ một số ước mơ, vì kỳ vọng về thành quả mà chúng mang lại không còn hấp dẫn nữa. Không có gì là sai khi bạn nhận ra việc tiết kiệm cho tuổi già có lợi nhiều hơn việc mua một chiếc ô tô thật "xịn và chất". Việc chấp nhận những thay đổi này là một điều đặc biệt quan trọng và hữu ích. Làm vậy sẽ giúp bạn luôn vững vàng trên con đường chuyển giao tới giai đoạn mới của cuộc đời.

Ngừng chờ đợi

Bây giờ là thời gian tốt để làm điều bạn đã dự định. Ngừng chờ đợi không có nghĩa là bạn cần phải phóng túng hoặc làm điều gì đó thật táo bạo ngay lập tức. Nó chỉ đơn thuần là việc bạn xác định được điều bạn muốn làm. Khi đó, hãy lập một kế hoạch cụ thể và hoàn thành kế hoạch đó theo cách mà bạn hài lòng nhất.

Việc trì hoãn, gác lại mọi thứ hoặc liên tục chờ đợi những điều sẽ xảy ra có thể khiến bạn trở nên lo lắng hơn. Điều quan trọng là có trách nhiệm với bản thân về những mục tiêu đã đề ra, đạt được điều bạn muốn một cách dứt khoát mà không chần chừ, trì hoãn. Nếu cần thiết, hãy tham khảo những lời khuyên và sự chỉ dẫn cho những quyết định cá nhân từ ai đó.

Củng cố, nuôi dưỡng tình bạn ngay từ bây giờ

Nếu bạn không có một nhóm bạn bè tốt, hãy đầu tư thời gian để kết bạn ngay từ bây giờ. Phần tồi tệ nhất của khủng hoảng tuổi trung niên là khi ta cảm thấy không có ai bên cạnh để "trút bầu tâm sự". Bạn bè giống như một hệ thống hỗ trợ chúng ta. Họ sẽ là những người mang lại hạnh phúc cho bạn khi bạn rơi vào khủng hoảng. Hãy đề cao sức mạnh của tình bạn.

Giữ gìn và duy trì sức khỏe, vóc dáng cơ thể

Hãy đề cao tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe và rèn luyện thể thao. Chắc hẳn, ai cũng nằm lòng những lợi ích và tầm quan trọng của việc tập thể dục. Hãy thiết lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể của chính bạn. Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể luôn săn chắc và giúp giảm bớt căng thẳng, lo âu. Hãy tham khảo các chuyên gia nếu cần. Tùy thuộc vào bài tập hoặc môn thể thao bạn ưa thích, việc rèn luyện thể chất cũng có thể mở ra những khởi đầu về tình bạn và thành tựu mới.

Chủ động đối mặt với cơn khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên bằng lối sống khoa học hợp lý

Bạn cần uống nhiều nước và tăng cường vận động thể lực như tập thể dục hay chơi các môn thể thao yêu thích, đi bộ… thời gian luyện tập đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày để giúp tinh thần phấn chấn, sức khoẻ dẻo dai hơn và phòng ngừa bệnh tật .

Bạn nên tự thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học và lành mạnh. Khi quá căng thẳng, bạn có thể thử nghỉ ngơi bằng cách thiền hoặc nằm ngửa để thư giãn tinh thần.

Bạn cũng nên ngủ đủ giấc để cơ thể có thời gian phục hồi sức khoẻ. Bạn có thể nghỉ trưa từ 15-30 phút, và mỗi ngày nên đi ngủ trước 23 giờ. Việc ngủ đủ 8 tiếng một ngày giúp tinh thần bạn khoẻ mạnh hơn để bắt đầu ngày mới khoẻ mạnh

Về dinh dưỡng, người thuộc độ tuổi trung niên nên đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày nhằm đảm bảo cân đối 4 nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Trong khẩu phần hàng ngày, Chú ý bổ sung đủ chất xơ tiêu hóa (30 – 40g # 300 – 500 g rau quả) và nước, khoảng 40 – 45 ml/kg cân nặng/ngày/người

Nên ưu tiên bổ sung các chất béo có lợi để giảm bớt nguy cơ gây tăng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Có thể bổ sung những chất béo thực vật (sterol ester) có trong dầu nành, dầu cải,…hoặc các sản phẩm bổ sung có chứa dưỡng chất này.

Lời kết

Nỗi sợ hãi, buồn chán, hay những cơn khủng hoảng không nhất thiết phải xuất hiện trong cuộc đời của bạn. Hãy hiểu rằng cuộc sống luôn có những thăng trầm và chuẩn bị cho những biến cố như vậy là đương nhiên. Nếu bạn cảm thấy như đang rơi vào khủng hoảng tuổi trung niên, hãy dành một chút thời gian nán lại, thư giãn và theo dõi những cảm xúc của mình, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân khiến bạn cảm thấy như vậy. Hy vọng việc sử dụng những lời khuyên này sẽ giúp bạn tránh, vượt qua thời gian khủng hoảng một cách êm đẹp.

Đối với một số người, khủng hoảng tuổi trung niên có thể diễn biến rất phức tạp. Nếu bạn vẫn cảm thấy tâm lí bản thân chưa vững vàng hoặc cảm thấy lạc lõng, mất phương hướng, hãy đến với các chuyên gia tư vấn tâm lí để nhận sự giúp đỡ chuyên nghiệp.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...