Bí tiểu ở người già có cần đi khám không?

Thứ Sáu, 02/09/2022 04:58 AM (GMT+7)

Hiện nay, tình trạng bí tiểu ở người già không ngừng tăng lên. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bí tiểu ở ở độ tuổi từ 40 đến 83 được ước tính là 4,5 đến 6,8 người trên 1.000 người hàng năm. Ở độ tuổi 80, con số này là hơn 30%.

Bí tiểu ở người già

Bình thường cơ thể con người có thể đi tiểu một cách tự chủ, có sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động co bóp của bàng quang và giãn nở của cổ bàng quang. Bí tiểu là tình trạng bàng quang chứa đầy nước tiểu nhưng không đi tiểu được hoặc đi tiểu nhưng bàng quang không rỗng hoàn toàn và người bệnh thường xuyên cảm thấy muốn đi tiểu. Nó được chia thành hai loại là bí tiểu cấp tính hoặc mãn tính. Cụ thể:

- Bí tiểu cấp tính là tình trạng diễn ra đột ngột và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, người bệnh hoàn toàn không thể đi tiểu dù bàng quang đã căng đầy. Bí tiểu cấp tính thường xảy ra ở nam giới cao tuổi. Theo thống kê, 1/10 nam giới trên 70 tuổi và gần 1/3 nam giới ở độ tuổi 80 sẽ bị bí tiểu cấp tính

- Bí tiểu mãn tính tiến triển từ từ theo thời gian. Những người bị bí tiểu mãn tính vẫn có thể đi tiểu nhưng không thể thải hết nước tiểu ra ngoài khi tiểu tiện. Người ta không chắc chắn về độ phổ biến của bí tiểu mãn tính, bởi nhiều người cao tuổi thậm chí không hề biết mình mắc bệnh, do họ không gặp bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu biết rằng bí tiểu mãn tính ảnh hưởng đến nhóm người cao tuổi nhiều hơn bất kì nhóm nào khác.

tieu-son-khi-bang-quang-day

Nguyên nhân gây bí tiểu ở người già

Có rất nhiều nguyên nhân gây bí tiểu. Nếu thành bàng quang co bóp không đủ mạnh có thể là do mất liên hệ với hệ thần kinh điều khiển tiểu tiện. Nguyên nhân gây mất liên lạc như: chấn thương cột sống, chấn thương vỡ xương chậu, các bệnh lý bàng quang (viêm bàng quang, sỏi bàng quang, túi thừa bàng quang, thành bàng quang bị chai xơ, xơ cứng cổ bàng quang...).

Trong nhiều trường hợp bệnh nhân bị sỏi bàng quang có sỏi di chuyển đến lỗ thông bàng quang với niệu đạo và bịt kín lỗ này lại khiến dòng chảy của nước tiểu bị cản trở và tắc nghẽn. Tình trạng viêm niệu đạo mãn tính dẫn đến xơ hóa, chít hẹp niệu đạo do viêm nhiễm, vi khuẩn, xơ cứng niệu đạo... cũng có thể gây ra bệnh bí tiểu.

Ngoài ra, nguyên nhân bí tiểu ở nam giới còn có thể do các bệnh tiền liệt tuyến gây chèn ép cổ bàng quang. Ví dụ: viêm tiền liệt tuyến, u... Ở nữ giới, bí tiểu còn có thể do các bệnh ở tiểu khung đè nén bàng quang. Ví dụ: u nang buồng trứng, u xơ tử cung.

Một số trường hợp bí tiểu tạm thời do tâm lý như: ngồi quá lâu, đi tàu xe chật...

Trường hợp nào cần khám bác sĩ?

Với bệnh nhân bị bí tiểu, người bệnh không nên quá chủ quan. Việc tiến hành điều trị căn bệnh này là vô cùng cần thiết. Nếu không phát hiện kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với hàng loạt các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên tiến hành thăm khám bác sĩ trong một số trường hợp sau:

- Bệnh nhân gặp phải triệu chứng tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhỏ giọt, tiểu nhiều lần trong ngày và tiểu nhiều về đêm.

- Nam giới bị bí tiểu cần khám sớm để phát hiện nguyên nhân gây bệnh.

- Người cao tuổi bị bí tiểu đột ngột, căng tức, khó chịu khi đi tiểu.

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp nhất.

094330-Goi_kham_tng_quat_Bnh_vin_108_co_gi_c_bit
Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...