Bình Định: Nâng cao nhận thức, nỗ lực đẩy lùi nạn tảo hôn

Chủ Nhật, 03/12/2023 04:43 PM (GMT+7)

Nhận thức được tầm ảnh hưởng của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các cấp, ngành và địa phương của tỉnh Bình Định đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ.

Với đặc thù là địa phương có đông đồng bào Chăm, Bana sinh sống nhưng những năm gần đây, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh Bình Định có xu hướng giảm. Kết quả này có được là do các huyện, thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân.

picture5-16985563931581772177190

Trước vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Canh Nguyễn Xuân Việt cho biết, huyện đã chỉ đạo các địa phương đưa nội dung về tảo hôn, quy định tuổi được kết hôn vào hương ước, quy ước của thôn, làng để thực hiện. Bên cạnh đó, huyện phân công cán bộ thường xuyên đứng chân từng thôn, làng; vận động các gia đình ký cam kết không để xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Phát huy tốt vai trò của già làng, người có uy tín thực hiện công tác tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục lạc hậu trong hôn nhân ở vùng DTTS. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các địa phương, trường học đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, quy định của pháp luật về tảo hôn cho người dân, học sinh. Đặc biệt, chú trọng các hình ảnh nêu bật tác hại, hậu quả của tảo hôn để tạo ấn tượng, ăn sâu vào tiềm thức của bà con.

89781345am_anh-1

Trong thời gian tới, để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục phối hợp với các Sở, ban, ngành, các huyện, xã có vùng đồng bào DTTS tập trung phát triển kinh tế cho thật tốt. Ban Dân tộc tỉnh cũng cũng sẻ đẩy mạnh tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, để đến năm 2025 tỉnh Bình Định cơ bản không còn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Ngoài ra, tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với các tổ chức đoàn thể, trường học và chính quyền địa phương để nhân rộng mô hình giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đồng thời, phối hợp với ngành giáo dục đưa nội dung giáo dục giới tính, tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vào tuyên truyền, giáo dục trong các trường dân tộc nội trú, bán trú; góp phần nâng cao ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình đối với học sinh, nhất là học sinh vùng DTTS.

Vũ Phương Dung

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...