Bình Phước đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong tuyên truyền bình đẳng giới

Thứ Hai, 23/10/2023 04:57 PM (GMT+7)

Bình Phước thời gian qua đã thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo, tập huấn, học tập kinh nghiệm... gắn với nội dung tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức về bình đẳng giới cho các nhóm đối tượng và triển khai thực hiện có hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền về bình đẳng giới nhằm góp phần làm chuyển biến nhận thức và hành vi của cộng đồng dân cư về giới và bình đẳng giới trong quan hệ đối xử giữa nam và nữ, trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, trong lựa chọn sinh con theo giới tính, về vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Góp phần vào việc thay đổi nhận thức của phụ nữ theo hướng tiến bộ về vị trí, vai trò của họ và giúp họ khẳng định được bản thân mình trong xã hội. Đã có rất nhiều tấm gương tiêu biểu của giới nữ, trình độ học vấn, chuyên môn, lĩnh vực hoạt động khác nhau là minh chứng sáng rõ cho vấn đề này.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Bình đẳng giới trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong điều kiện hiện đại hóa, công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng giới trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước; góp phần giải phóng phụ nữ và góp phần xây dựng thể chế gia đình bền vững

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về quyền bình đẳng trên lĩnh vực bình đẳng giới như: Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình…mà trọng tâm là Luật bình đẳng giới và thông qua các công ước quốc tế như công ước về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em… nhờ đó mà phụ nữ và trẻ em đều được bảo vệ.

bdg2016.6.1

Đối với riêng Bình Phước, thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 – 2025, ngày 12/10/2023 Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Báo cáo số 41/BC-HĐND-DT về kết quả giám sát việc thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh. Theo đó, giai đoạn 2018 – 2023 công tác triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn Bình Phước đã đạt được một số kết quả như sau:

- Về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, phong tục tập quán của đồng bào, nhằm chuyển biến nhận thức và hành vi của đồng bào các dân tộc thiểu số; lồng ghép vào các chương trình triển khai, phát triển, kinh tế - xã hội.

+ Ban Dân tộc tỉnh: Đã chủ trì và phối hợp lồng ghép tổ chức thực hiện in, phát hành 20.000 tờ rơi tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hằng năm biên soạn, phát hành 06 kỳ/4.800 cuốn bản tin Dân tộc và Miền núi tỉnh Bình Phước với các tin, bài về phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Cấp 234 kỳ/80.888 tờ Báo Dân tộc và phát triển, 760 kỳ/262.324 tờ Báo Bình Phước cho người có uy tín, già làng. Thực hiện 02 đợt nói chuyện chuyên đề, tư vấn về tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho 200 người dân tộc thiểu số tại xã Đồng Nai. Xây dựng 01 bảng Pano trước UBND xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng nhằm tư vấn, can thiệp, triển khai mô hình điểm cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 9 và Tiểu dự án 1 – Dự án 10 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và MN trên địa bàn tỉnh (Quyết định 1719). Ban Dân tộc đã tổ chức 04 lớp tập huấn, tuyên truyền cho đồng bào dân tộc thiểu số tại 04 xã (Lộc Quang, Lộc Phú huyện Lộc Ninh; Phú Văn, Bù Gia Mập huyện Bù Gia Mập); in và phát hành 2.350 cuốn sổ tay tuyên truyền về hôn nhân và gia đình cấp cho học sinh và phụ huynh các trường dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội: từ năm 2018 đến tháng 9/2023, đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, các địa phương tham mưu UBND tỉnh phát động 05 đợt Lễ phát động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. 100% các huyện, thị xã, thành phố đều hưởng ứng tổ chức Lế phát động theo hướng dẫn của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.+ Sở Tư pháp: đã thường xuyên chỉ đạo Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh tiến hành trợ giúp pháp lý cho các đối tượng vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Kết quả thụ lý 172 vụ việc, trong đó: đã thực hiện xong 156 vụ, đang thực hiện 16 vụ.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: năm 2018 và 2019 đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ. Năm 2022, đã phối hợp vởi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch số 188/KHPH-SLĐTBXH-STTTT ngày 29/6/2022 tuyên truyền về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ gắn với chuyển đổi số và sản xuất các sản phẩm truyền thông về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ trên Trang thông tin điện tử của Sở với 40 tin, bài. Năm 2023 tiếp tục tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử.

+ Sở Giáo dục và đào tạo: hằng năm thực hiện lồng ghép việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực gia đình trong các trường phổ thông dân tộc nội trú trong tỉnh thông qua việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học.

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: phối hợp với các ngành liên quan, UBND các địa phương lồng ghép tổ chức nhiều hoạt động truyền thông, thực hiện phóng sự để tuyên truyền theo chức năng hoạt động của ngành trong đó có nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số.- Về tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, Ban giám hiệu các trường Phổ thông dân tộc nội trú, già làng, người uy tín.

Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tâp huấn bồi dưỡng kiến thức, học tập kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, già làng, người có uy tín; đã chủ trì thực hiện các hội nghị tập huấn cho 1.785 lượt già làng, người có uy tín, trong đó có nội dung bình đẳng giới.

Năm 2023, thực hiện Tiểu dự án a – Dự án 9 Quyết định 1719, Ban Dân tộc đã tổ chức 04 lớp tập huấn, tuyên truyền cho 400 người tại 04 xã của huyện Lộc Ninh và huyện Bù Gia Mập. Ngoài ra, Ban Dân tộc đã phối hợp với Vụ Pháp chế và Học viện Dân tộc của Ủy ban dân tộc tổ chức nhiều hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến pháp luật cho cán bộ làm công tác dân tộc ở các địa phương.- Thu thập thông tin, số liệu liên quan theo định kỳ và hàng năm để làm căn cứ triển khai các hoạt động phù hợp với từng địa bàn cung như đánh giá hiệu quả triển khai Đề án.

Lưu Phương Linh

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...