Các nguyên tắc cần nhớ khi cho trẻ ăn dặm

Thứ Hai, 14/09/2020 02:20 PM (GMT+7)

Giai đoạn trẻ ăn dặm rất quan trọng giúp cho trẻ làm quen với các thực phẩm và sự phát triển của trẻ. Không chú ý, cha mẹ có thể vô tình gây hại sức khỏe của trẻ khi nhu cầu dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo dẫn tới thiếu chất, suy dinh dưỡng.

Từ tháng thứ 6 trở đi, sữa mẹ chỉ cung cấp khoảng 450 kcal/ngày nhưng trẻ lại cần tới 700 kcal/ngày đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt, phát triển của cơ thể. Trẻ nên ăn dặm đúng độ tuổi.

Việc cho trẻ ăn dặm quá sớm dễ ảnh hưởng tiêu hóa, ngược lại muộn quá cũng không nên vì thức ăn lỏng, dinh dưỡng không đủ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. Hệ miễn dịch kém khiến trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng làm cho chậm lớn.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm:

Bữa ăn dặm của trẻ cần cân đối đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm với nguyên tắc "tô màu chén bột". Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mì, yến mạch… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá các loại, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… Nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ, pho mát, các loại hạt có dầu). Nhóm vitamin và khoáng chất từ rau, củ, các loại trái cây tươi.

Trẻ ăn quá nhiều đạm, đường, nguy cơ sau này có thể trẻ sẽ mắc các bệnh không lây nhiễm, tiểu đường… Ngược lại, cho con ăn ít chất đạm, đường mà chỉ chủ yếu tập trung vào ăn rau củ quả vitamin sẽ không có năng lượng cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Bởi vậy, cần cân đối các nhóm thực phẩm này.

Khi nấu không nên thêm mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Khi nêm mắm, muối vào thức ăn khiến thận của trẻ phải làm việc quá sức gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sau này.

andam1

Các nguyên tắc cho trẻ ăn dặm:

+ Khi bắt đầu giai đoạn trẻ ăn dặm nên tuân thủ nguyên tắc "ngọt – mặn". Thức ăn gần giống với sữa mẹ, sữa công thức giúp bé dễ thích nghi với thức ăn mới.

+ Ăn với lượng ít rồi tăng. Cụ thể, tháng đầu cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi tăng dần lên 1/3, nửa chén… cho hệ tiêu hóa của trẻ đảm bảo và cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất cần thiết cho phát triển của trẻ.

+ Ăn "loãng – đặc" cho trẻ không bị phản ứng khi tiếp xúc với thức ăn lạ, đồng thời giúp hệ tiêu hóa bắt nhịp kịp quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.

+ Không ép trẻ khi không muốn ăn nữa hoặc phản đối việc ăn dặm. Cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm khoảng vài ngày rồi tiếp tục để trẻ không bị căng thẳng trong việc ăn dặm.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...