Các thực phẩm có nguy cơ gây viêm mạn tính, cần hạn chế ăn

Thứ Sáu, 16/09/2022 04:12 PM (GMT+7)

Nguy cơ bị viêm mạn tính có thể cao hơn tùy thuộc vào chế độ ăn uống của mỗi người. Những thực phẩm bao gồm đường, thịt chế biến và thực phẩm chiên rán đều có thể gây viêm trong cơ thể.

Thực phẩm có đường

Thực phẩm chứa nhiều đường như nước ngọt, bánh nướng, bánh quy hay kẹo có thể gây viêm theo hai cách:

- Đường kích thích sản xuất axit béo trong gan. Velonda Anderson, chuyên gia dinh dưỡng, CEO của Sweet Potato Delights, cho biết: “Khi cơ thể tiêu hóa loại axit béo này, các hợp chất tạo thành có thể kích hoạt quá trình viêm nhiễm”.

- Ăn thực phẩm có đường khiến cơ thể sản xuất nhiều insulin hơn. Diane Javelli, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm Y tế Đại học Washington, cho biết: “Điều này có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể và các tế bào mỡ sản xuất hóa chất trong cơ thể dẫn đến viêm nhiễm”.

Thịt đỏ và thịt chế biến

thuc pham gay viem 5

Bà Anderson cho biết thịt chế biến là loại thịt đã được biến đổi qua quá trình xử lý, ướp muối, hun khói hoặc thêm các hóa chất bảo quản. Một số loại thịt chế biến như thịt lợn muối xông khói, thịt mát (deli meats), hot dogs, thịt bò khô, gà viên chiên.

Cả thịt đã qua chế biến và thịt đỏ đều có xu hướng chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến nhiều chất béo có thể gây tăng cân và viêm nhiễm.

Một số loại dầu ăn

Nhiều loại dầu ăn thông thường có chứa loại chất béo được gọi là axit béo omega-6. Chất béo omega-6 không nhất thiết là xấu vì cơ thể chúng ta sử dụng chúng để tạo năng lượng và tăng trưởng bình thường.

Nhưng chất béo omega-6 cần được cân bằng hợp lý với chất béo omega-3 từ các thực phẩm như cá hồi, cá thu và hạt lanh. Nếu ăn quá nhiều chất béo omega-6, nó có thể làm cơ thể mất đi sự cân bằng này và gây viêm.

Một số loại dầu ăn phổ biến có chứa chất béo omega-6 bao gồm dầu bắp, dầu canola, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu đậu phộng. Ảnh: Getty Images.

Đồ chiên

thuc pham gay viem 4

Thực phẩm chiên rán như gà viên, bánh rán và khoai tây chiên là những thủ phạm gây viêm nhiễm lớn. Chúng chứa hàm lượng axit béo omega-6 cao cũng như chứa chất béo chuyển hóa.

Bà Anderson cho biết: “Thực phẩm chiên tạo ra các hợp chất trong cơ thể được gọi là sản phẩm cuối cùng của glycat hóa bền vững (AGEs). Những hợp chất này trực tiếp kích thích tình trạng viêm trong cơ thể”.

Carbohydrate tinh chế

Carbohydrate tinh chế là đường và ngũ cốc đã được loại bỏ hết cám, chất xơ và chất dinh dưỡng.

Nghiên cứu chứng minh chế độ ăn nhiều carbs tinh chế có thể làm tăng tình trạng viêm và kích hoạt tình trạng kháng insulin trong cơ thể. Những yếu tố này góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, béo phì và tiểu đường loại 2.

Carbohydrate tinh chế được tìm thấy trong các loại thực phẩm như bánh mì trắng, mỳ ống, bột bánh pizza, ngũ cốc có đường, gạo trắng, bột mì trắng và bánh ngọt.

Nước ngọt có ga

Nước ngọt có ga có thể gây viêm theo 3 cách:

- Đồ uống có đường fructose, glucose và sucrose có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường, dẫn đến viêm.

- Nước có ga và các đồ uống có đường khác có thể làm tăng nồng độ C-Reactive Protein (CRP), một trong những protein được đưa vào máu để phản ứng với tình trạng viêm.

- Tiêu thụ nước ngọt có đường sucrose làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể, gây viêm và kháng insulin.

Rượu

thuc pham gay viem 3

Uống rượu quá mức

Uống rượu ở mức độ vừa phải có nguy cơ gây viêm ở mức độ thấp. Tuy nhiên, quá nhiều rượu có thể điều khiển quá trình xử lý tự nhiên của cơ thể, dẫn đến rối loạn chức năng ở các cơ quan như não, gan, bụng và sự tương tác đa cơ quan.

Khi lượng cồn quá mức xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ làm tăng sản xuất một số vi khuẩn có nguồn gốc từ đường ruột (LPS). Lượng vi khuẩn này tác động đến lớp niêm mạc của thành ruột, giúp vi khuẩn lọt qua, cuối cùng gây viêm cho các cơ quan xung quanh.

Bột ngọt

thuc pham gay viem

Bột ngọt là chất điều vị thường được thêm vào một số thực phẩm chế biến. Chất phụ gia này có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể cũng như làm tăng nguy cơ tổn thương gan, béo phì và một số rối loạn tự miễn dịch.

Thực phẩm phổ biến có chứa bột ngọt bao gồm xì dầu, súp đóng hộp, mì Ramen ăn liền, gia vị, khoai tây chiên, rau đóng hộp, các loại thịt đã qua chế biến.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có thể gây viêm trong cơ thể, cả ở tim và ruột. Tình trạng viêm này có thể làm giảm khả năng dung nạp gluten, cũng như sản xuất insulin trong cơ thể.

Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm nhiều hơn trong các món chiên và các loại thực phẩm khác như bắp rang bơ, bánh pizza đông lạnh, bơ thực vật...

Thực phẩm giúp chống viêm

Ngoài ra, có nhiều loại thực phẩm chống viêm giúp chống lại chứng viêm mạn tính trong cơ thể. Những thực phẩm này rất giàu các hợp chất quan trọng như chất chống oxy hóa và axit béo omega-3, có tác dụng làm giảm mức độ protein gây viêm.

Một số thực phẩm chống viêm chính cần thêm vào chế độ ăn uống bao gồm cá béo, dầu olive nguyên chất, trái cây và rau như cam, bông cải xanh hay ớt, quả hạch, quả mọng và cà chua.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...