Cách giảm phù chân cho bà bầu

Thứ Bảy, 31/08/2019 07:30 AM (GMT+7)

Theo thống kê, thì có đến 70% phụ nữ khi mang thai có triệu chứng bị phù chân. Dù phù chân không gây nguy hiểm gì đến sức khỏe của mẹ và bé tuy nhiên nó khiến mẹ bầu đi lại khó khăn, có cảm giác khó chịu và đau đớn ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của các mẹ bầu.

phu-chan-khi-mang-thai

Nguyên nhân chính của triệu chứng này là do sự sản sinh của hormone Relaxin trong thời kỳ mang thai. Đông thời trong thời kỳ này, cơ thể các bà mẹ có sợ thay đổi lớn, các dây chằng trên cơ thể đặc biệt là dây chằng ở chân trở nên lỏng lẻo và giãn ra, đây chính là nguyên nhân khiến bàn chân của mẹ lớn hơn. Đồng thời trong thời kỳ này cơ thể người mẹ cũng tích nước nhiều và máu được sản xuất ra thêm 50% so với bình thường để đảm bảo cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi.

Phù chân là một hiện tượng thường gặp của bà bầu 

Bên cạnh đó, cân nặng tăng lên cũng là một nguyên nhân khiến chân bị phù. Thông thường phụ nữ mang thai thường tăng từ 8 đến 12kg , sự tăng trọng lượng này cũng tăng áp lực lên đôi chân và khiến chúng trở nên sưng phù.

Ngoài ra, nhiệt độ, thời tiết hay các hoạt động thể chất cũng có thể ảnh hưởng tới bàn chân của mẹ, bàn chân cũng có thể thay đổi hình dạng và tăng kích thước đến 5% tùy thuộc vào mẹ đang đi bộ, ngồi hoặc đứng và trong thời gian bao lâu.

Cách giảm bớt phù chân cho bà bầu

Massage chân cũng là những phương pháp hữu hiệu giảm phù nề.- Về dinh dưỡng: Các mẹ bầu cần cung cấp đủ đạm , bổ sung chất sắt cho cơ thể. Không nên ăn các loại thực phẩm hay món ăn có chứa lượng lớn muối đồng thời cần tránh uống các thức uống có chứa cafein và chất cồn.- Khi ngủ nên kê cao chân lên gối khi ngủ.- Uống đủ nước, khoảng 8 cốc nước mỗi ngày.- Mẹ có thể vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông.- Chọn các loại dép phù hợp, không đi các loại giày dép quá chật hay cao gót - Ngâm chân vào nước nóng trước khi ngủ, massage chân cũng là những phương pháp hữu hiệu giảm phù nề.- Mẹ hạn chế tăng cân. Những tháng cuối không nên tăng vượt mức 0.5 kg mỗi tuần.

Theo GĐVN

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...