Cách mát xa cho bé có giấc ngủ tốt hơn

Thứ Năm, 23/07/2020 08:23 AM (GMT+7)

Sử dụng chăn hoặc khăn, và dầu mát-xa an toàn, chọn thời điểm bé ở trạng thái yên tĩnh nhưng tỉnh táo, không mát-xa khi bé quá đói, khi bé vừa ăn xong hay đang buồn ngủ

Mát-xa hàng ngày cho trẻ sơ sinh là một cách tuyệt vời để gắn kết bạn với em bé. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng mát-xa giúp bé có giấc ngủ tốt hơn, giảm đau bụng và thậm chí có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, kỹ năng vận động và phát triển trí tuệ của trẻ sơ sinh . Dưới đây là một số lời khuyên và kỹ thuật để giúp bạn cùng.

Sử dụng chăn hoặc khăn, và dầu mát-xa an toàn, chọn thời điểm bé ở trạng thái yên tĩnh nhưng tỉnh táo, không mát-xa khi bé quá đói, khi bé vừa ăn xong hay đang buồn ngủ. Hãy bắt đầu một cách nhẹ nhàng từ đầu đến ngón chân của bé. Nếu bé gồng cứng người, khóc hoặc cáu kỉnh, hãy chuyển sang bộ phận cơ thể khác hoặc dừng việc mát-xa. Nếu bé phản ứng tốt, hãy bắt đầu mát-xa nhẹ nhàng từng phần cơ thể.

Cach-mat-xa-cho-tre

 Bụng

1. Cánh tay để cạnh hông của bạn để có thể di chuyển như một mái chèo trên bụng em bé. Bắt đầu từ bên cạnh bụng, phía dưới xương sườn, vuốt từ trên xuống dưới, vuốt một bên trước rồi đổi sang bên kia, chuyển động giống như mái chèo.

2. Mát-xa bụng bằng ngón tay của bạn theo chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Đặt  ngón tay gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoay vòng tại chỗ, sau đó xoay vòng quanh rốn và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay bạn gần với hông. Với bé bụ bẫm, bạn có thể dùng cả bàn tay để mát-xa

3. Mát-xa theo kiểu “I love you”: I – L –U

 Bước 1: Đặt tay bên phải rốn bé, vuốt dọc lên tạo thành hình chữ “I”

-Bước 2: Đặt tay đúng vị trí như bước 1, vuốt lên theo chữ I như trên rồi kéo từ trái sang phải tạo thành chữ “L”

-Bước 3: Tiếp tục thực hiện theo bước 1 và bước 2, sau đó kéo dọc từ trên xuống tạo thành chữ “U”

4. Giữ đầu gối và bàn chân chạm nhau rồi nhẹ nhàng ấn đầu gối về phía bụng của bé, rồi giữa nguyên chân và đầu gối đẩy hông sang hai bên (Động tác này giúp đẩy khí dư thừa trong bụng bé ra ngoài)

5. Đặt ngang bàn tay lên bụng bé và đẩy tay từ bên này sang bên kia một vài lần. Lưu ý: Không dùng cách này nếu bé chưa rụng rốn và phần rốn chưa lành hẳn.

Đầu và mặt

1. Dùng cả hai tay nghiêng đầu bé sang hai bên, sau đó dùng ngón tay xoa bóp da đầu, như thể bạn đang gội đầu. (Tránh vùng thóp)

2. Mát-xa tai của bé, để tai của bé nằm giữa vùng ngón tay cái và ngón trỏ của bạn.

3. Dùng cả 2 tay vẽ hình trái tim trên mặt em bé. Bắt đầu từ điểm giữa của cằm.

4. Đặt ngón tay cái của bạn giữa lông mày của bé và vuốt sang hai bên

5. Dùng ngón tay cái của bạn vuốt nhẹ lên mí mắt kín của em bé.

6. Vuốt nhẹ dọc sống mũi và sang hai bên má

7. Sử dụng đầu ngón tay của bạn, xoa bóp hàm theo vòng tròn nhỏ.

Ngực

1. Đặt cả hai tay lên ngực em bé và vuốt sang hai bên từ xương ức đến vai.

2. Bắt đầu từ xương ức của cô ấy, bằng cả hai tay đưa lên vai, rồi kéo xuống trở lại, như đang vẽ một hình trái tim

3. Mát xa chéo, vuốt chéo từ một bên hông của bé, lên và qua vai đối diện, rồi trở xuống hông của bé.

Cánh tay

1. Dùng một tay giữ cổ tay bé rồi đưa tay lên chạm nhẹ vào cánh tay trên.

2. Dùng một tay giữ cổ tay bé. Bàn tay còn lại vuốt theo hình chữ C quanh cánh tay trên của em bé; rồi vuốt dọc từ vai xuống cổ tay.

3. Hai tay nắm hai cánh tay của bé, một tay đặt phía trên, một tay đặt phía dưới, tay đặt phía trên vuốt từ vai đến cổ tay, tay đặt phía dưới vuốt ngược lại từ cổ tay đến cánh tay  

4. Mát-xa lòng bàn tay của bé. Dùng hai ngón tay cái nối tiếp nhau để xoa bóp dưới lòng bàn tay đến ngón tay của bé.

5. Vuốt từ cổ tay đến đầu ngón tay, nhẹ nhàng xoa bóp và kéo từng ngón tay.

6. Mát-xa cổ tay của bé bằng cách di chuyển ngón tay của bạn thành vòng tròn nhỏ.

7. Cuộn cánh tay của bé giữa hai tay của bạn và nhẹ nhàng xoa bóp.

Lưng

1. Đặt bé nằm sấp theo chiều ngang trước mặt bạn, giữ tay bé trước mặt bé, không để bên cạnh

2. Đặt cả hai tay lên lưng em bé, di chuyển mỗi tay qua lại (giữ cho chúng đi ngược chiều nhau) từ gốc cổ đến mông của bé.

3. Giữ mông của em bé bằng một tay và dùng tay kia vuốt xuống từ cổ xuống mông.

4. Sử dụng đầu ngón tay của bạn, xoa bóp theo vòng tròn nhỏ xuống một bên cột sống của em bé và bên kia. Tránh ấn trực tiếp vào cột sống của cô ấy.

5. Mát-xa vai của bé với các chuyển động tròn nhỏ.

6. Mát-xa mông của bé với chuyển động tròn lớn.

7. Giữ ngón tay của bạn như một cái cào, vuốt nhẹ dọc lưng bé.

Cach-mat-xa-cho-tre-1

Chân

1. Đặt tay vào mắt cá chân của bé và nâng chân bé lên chạm nhẹ vào đùi trên.

2. Đặt một tay vào mắt cá chân của bé và giữ bàn tay còn lại của bạn theo hình chữ C, đưa ngón tay cái xuống, xung quanh đùi trên của bé. Xoa dọc từ đùi xuống chân.

3. Hai tay nắm lấy chân ở đùi, một tay đặt vuốt xuống từ hông xuống phía dưới của đùi, tay đặt phía dưới vuốt ngược lên từ phía dưới của đùi lên hông phía trên.

4. Ở lòng bàn chân của bé, sử dụng chuyển động của hai ngón tay cái nối tiếp nhau để xoa bóp từ gót chân đến ngón chân.

5. Sử dụng toàn bộ bàn tay của bạn để vuốt từ gót chân đến ngón chân.

6. Vuốt ve đỉnh bàn chân của bé. Nhẹ nhàng bóp và kéo từng ngón chân.

7. Mát-xa quanh mắt cá chân bé bằng những vòng tròn nhỏ.

8. Xoay chân bé giữa hai tay, như thể bạn đang lăn bột.

Lưu ý:

- Thực hiện các động tác nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để tránh gây nhột

- Xây dựng kế hoạch mát-xa cho bé vào những khung giờ nhất định

- Mát-xa theo cảm xúc của bé, khi bé tỏ ra không hợp tác thì nên dừng lại. Một buổi mát xa có thể kéo dài 10 phút hoặc 30 phút, tùy thuộc vào tâm trạng của bé.

Phương Liên

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...