Cách phòng tránh các dị tật thai nhi mẹ bầu cần biết

Thứ Tư, 22/11/2017 12:00 AM (GMT+7)

70% dị tật thai nhi xuất phát từ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt khi mang thai. Trong đó, dị tật ống thần kinh là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, có ảnh hưởng đến hơn 300.000 trẻ em mỗi năm trên toàn thế giới.

 

Dị tật ống thần kinh thai nhi – Một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất thế giới

Ống thần kinh được hình thành trong giai đoạn đầu thai nhi mới được hình thành, sau đó sẽ phát triển thành não và cột sống. Dị tật ống thần kinh là hiện tượng phát triển không bình thường của não và cột sống của thai nhi, với hai dạng phổ biết là vô sọ (não phát triển ít hoặc hầu như không phát triển) và tật chẻ đôi đốt sống (thoát vị màng não tủy).

Nguyên nhân gây dị tật ống thần kinh

Nguy cơ dị tật ống thần kinh đều có thể đến từ chế độ dinh dưỡng trước và trong khi mang thai, cụ thể như sau:

• Thiếu axit folic

Mặc dù thiếu axit folic không thực sự gây ra các khuyết tật ống thần kinh, nhưng bổ sung axit folic có thể làm giảm tỷ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Việc bổ sung đủ axit folic và các vitamin B khác trước khi mang thai và giai đoạn đầu của thai kỳ có thể giảm đáng kể nguy cơ dị tật thai nhi.

• Yếu tố môi trường và lối sống:

Các nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi và ảnh hưởng của môi trường hoặc lối sống không lành mạnh của người mẹ như hút thuốc, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, béo phì, tiểu đường… Những mẹ bầu sống trong những môi trường hoặc sinh hoạt như trên thường có nguy cơ sinh con dị tật cao hơn.

Ngăn ngừa dị tật ống thần kinh

Vì ống thần kinh phát triển từ rất sớm, nên ngay từ khi dự định mang thai, phụ nữ cần bổ sung đầy đủ Acid Folic để bảo đảm nồng độ Acid Folic trong máu đạt đến mức cần thiết ngay tại thời điểm thụ thai. Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo, phụ nữ nên bổ sung Acid Folic ngay từ khi dự định sinh con cho đến khi thai nhi ít nhất 3 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: bổ sung đầy đủ Acid Folic ngay từ khi dự định mang thai giúp giảm 93% nguy cơ dị tật ống thần kinh.

Các loại rau xanh đạm, gan, đậu… là nguồn bổ sung acid folic từ thực phẩm tốt dành cho bà bầu

Mẹ bầu có thể bổ sung acid folic bằng các thực phẩm như sữa dành cho bà bầu, gan và các bộ phận nội tạng, thịt gia cầm, ngũ cốc (vừng, lạc), rau màu xanh đậm, nấm, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…

Các hình thức dị tật thai nhi khác

• Hội chứng Down

Đây là một trong những trường hợp rối loạn nhiễm sắc thể, xảy ra với những bé có 3 bộ nhiễm sắc thể số 21. Tỷ lệ trẻ mắc hội chứng Down khá hiếm, thông thường cứ 1000 bé sinh ra mới có 1 bé mang bệnh, và nguy cơ này sẽ tỷ lệ thuận với tuổi tác của mẹ. Hội chứng Down thường được xác định nhờ xét nghiệm tầm soát thực hiện trong giai đoạn từ tuần 11-14 của thai kỳ.

• Biến dạng chân (chân vẹo)

Thay vì chân thẳng, với lòng bàn chân hướng xuống, dị tật biến dạng chân khiến bé có 1 hoặc 2 bàn chân “sai tư thế”, lòng bàn chân quay vào trong hoặc quay ra ngoài… Dị tật này thường được phát hiện nhờ siêu âm, và có thể điều trị nhờ chỉnh hình sau sinh.

• Sứt môi và hở hàm ếch

Đây là dị tật phổ biến, xảy ra do sự phát triển không đầy đủ của phần môi trên, vòm miệng, hoặc cả hai, và có thể được phát hiện qua siêu âm trong thai kì. Các bác sĩ tin rằng dị tật này là sự kết hợp của yếu tố di truyền và môi trường (như mẹ sử dụng một loại thuốc nào đó, mẹ bệnh, hút thuốc hoặc uống rượu khi mang thai …). tiền sử gia đình có người mắc tật sứt môi, hở hàm ếch, nguy cơ dị tật của bé càng cao.

• Dị tật tim bẩm sinh

Bé bị tim bẩm sinh thường có những dấu hiệu như da xanh xao, khó thở, thậm chí không thể thở nổi trong thời gian bú mẹ…

Cách phòng tránh các dị tật thai nhi

Theo TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, Giám đốc Bệnh viện Hùng Vương, để ngăn ngừa dị tật thai nhi cho bé, mẹ bầu cần thực hiện những điều sau:

• Khám tiền sản.

• Tìm những yếu tố nguy cơ bệnh di truyền và lên kế hoạch để tìm bệnh và khả năng con có thể bị di truyền, điều trị được không…

• Bổ sung vitamin mỗi ngày, nhất là acid folic trước và trong khi có thai.

• Sử dụng thuốc một cách thận trọng. Không tự ý mua bất kỳ thuốc nào để uống nếu sắp và đang có thai.

• Duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng.

• Không uống rượu, hút thuốc

• Phòng nhiễm trùng bằng cách tiêm ngừa, giữ cơ thể khoẻ mạnh, tránh nơi đông người, nơi có dịch bệnh lưu hành.

• Tìm nhiểu về môi trường sống và một số tác nhân gây hại như chì, thủy ngân, tia xạ...

• Tránh tắm hơi hay ngâm nước nóng quá lâu. Nếu tắm bồn nước nóng, chỉ ngâm đến vai, nước không quá nóng và thời gian không quá 15 phút.

• Khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm tầm soát đầy đủ.

 

Theo Giadinh.net.vn

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...