Cảm cúm ở bà bầu - Những điều cần biết

Thứ Tư, 26/10/2022 02:38 PM (GMT+7)

Đối với phụ nữ mang thai, chỉ một trận cúm nhẹ nếu chủ quan cũng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi.

Phụ nữ khi mang thai dễ bị lây nhiễm cúm hơn và khi bị cúm thì thường nặng hơn người khác. Điều này có thể lý giải là do cơ thể của thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh, hơn nữa hệ thống miễn dịch suy giảm khi phụ nữ bắt đầu mang thai khiến họ dễ bị nhiễm trùng, mắc ho, cảm lạnh và cúm. Tỷ lệ tử vong của cúm cũng tăng lên nhiều đối với phụ nữ mang thai. Điều đáng lo ngại là không chỉ cúm mà hầu hết những bệnh do vi rút gây ra ở phụ nữ mang thai thường kéo dài hơn ở những phụ nữ khác. Vì phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxi lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi, dó đó, viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều. 

Virus cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị tật (nhất là khi mẹ bị cúm trong vòng 13 tuần đầu của thai kỳ), mà khi sốt cao kết hợp với độc tính của virus cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thai phụ bị cúm có thể dẫn đến những dị tật bẩm sinh ở thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh (hở van tim), một số khiếm khuyết trên cơ thể. Vì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương do bệnh cúm của người mẹ trong 5 tháng đầu nên rối loạn tâm thần ở trẻ nhỏ cũng có khả năng xảy ra. Nguyên nhân của các bất thường này là các kháng thể cúm của mẹ có khả năng lọt qua nhau thai và tác động xấu đến hệ miễn dịch còn non nớt của bào thai. Kết hợp với sự gia tăng thân nhiệt của mẹ khi bị bệnh (nhiệt độ tăng kéo dài ở mức cao từ 39 độ C thì phải thận trọng) là những yếu tố tác động xấu đến não bộ của thai nhi. Ngoài ra, các thuốc trị bệnh cúm cũng tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương của bào thai. Tuy nhiên bệnh cúm có nhiều thể gây bệnh khác nhau và không phải bà bầu nào bị cúm cũng ảnh hưởng đến thai nhi.

Bệnh cúm là một trong những bệnh khó tránh nhất đối với phụ nữ mang thai. Bệnh cúm mùa thường tiến triển lành tính, nhưng biến chứng nặng vẫn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch. Phụ nữ mang thai do có nhiều thay đổi về cơ thể, đặc biệt là có sự thay đổi về nội tiết, hệ thống miễn dịch bị suy giảm so với người bình thường khiến sức đề kháng của cơ thể trước bệnh tật cũng bị yếu đi, cơ thể thai phụ đặc biệt nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh.

Ảnh hưởng của bệnh cúm đến bà bầu

Ở phụ nữ mang thai, khi mắc cúm thường nặng hơn và thời gian bị bệnh cũng thường kéo dài hơn người bình thường. Trung bình đối với người bình thường, bệnh cúm thường kéo dài từ 3 - 4 ngày nhưng đối với phụ nữ mang thai có thể lâu hơn vài ngày. Bệnh cúm tiến triển nặng có thể gây viêm phổi cho thai phụ. Tình trạng viêm phổi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn người thường do họ có nhu cầu oxy lớn hơn bình thường trong khi hệ miễn dịch yếu đi. Ngoài ra, các triệu chứng khác như sốt, ho khi bị cúm ở thai phụ không nặng hơn những người bình thường.

Phương pháp phòng tránh và điều trị cúm cho thai phụ 

Các bà bầu cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm và gia cầm tươi sống, không nên đến những nơi đông người, đặc biệt là tránh xa các khu vực bị ô nhiễm. Bệnh cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, do vi rút gây ra. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như nước ta, bệnh cúm rất dễ lây từ người này sang người khác, qua các hạt bụi nước nhỏ có chứa vi rút do người bị bệnh ho hay hắt hơi hay có thể lây do tiếp xúc trực tiếp như bắt tay, tiếp xúc với đồ vật có vi rút. Các bà bầu  cần chú ý đề phòng nguồn lây bệnh, tránh tiếp xúc với những người bị cảm cúm  và gia cầm tươi sống. Khi trong thành phố nơi bạn ở có bệnh dịch thì không nên đến những nơi công cộng.

Để phòng tránh cảm cúm, bạn cần tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bà bầu phải luôn luôn giữ gìn sức khỏe, hạn chế ra ngoài trời khi mưa nắng thất thường. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy. Trong khi ngủ, bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách  không nằm thẳng luồng gió thổi vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Bạn có thể nhỏ mũi và  súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng để làm sạch vùng họng.

Khi bị mắc cúm, thai phụ cần kịp thời có biện pháp khống chế bệnh, không để lây lan sang người khác, loại trừ mầm bệnh đồng thời áp dụng các biện pháp hạ sốt thích hợp cho mình như: dùng khăn lạnh lau người hoặc chườm lên vùng trán, uống nhiều nước ấm, chú ý nghỉ ngơi, giữ ấm cho cơ thể, v.v…Khi đang mang bầu, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường bởi hầu hết các thuốc đều có thể gây hại cho cả mẹ và con cũng như quá trình mang thai. Vì vậy khi thai phụ có những triệu chứng của mắc cảm cúm, cần đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị cụ thể, không dược tự ý dùng thuốc bừa bãi. Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để xông mũi khi bị cảm cúm: Chị em hãy thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một ly nước nóng. Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bà bầu bị nghẹt mũi. Để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.

mang_thai_om

Ngoài ra, có thể chú ý những điểm sau:

- Nghỉ ngơi khi mẹ thấy mệt.

- Ăn uống hợp lý, chú ý nạp vào các thực phẩm chứa vitamin C để giúp tăng cường hệ miễn dịch.

- Uống nhiều nướcđể làm dịu cơn đau họngvà để thay thế lượng nước mất đi do sốt(thêm mật ong vào đồ uốngcó thể làm dịu cơn đau họng rất tốt).

Vì sốt có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con, mẹ sẽ cần phải tiến hành các bước sau để giảm sốt:

-Uống thuốc giảm sốt (acetaminophen – như Tylenol là lựa chọn an toàn nhất)

-Hãy thử tắm nước ấm trong bồn hay vòi senUống nhiều đồ uống mát lạnh

-Dùng loại quần áo và chăn nhẹ

-Uống nhiều thức uống mát lạnh để giảm cúm

Những loại thuốc an toàn để trị cúm khi mang thai

Mặc dù nhiều loại thuốc mẹ từng dùng trước khi mang thai không được phép dùng trong thời gian này, vẫn có một số loại thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai dùng được để giảm các triệu chứng của cúm khi mang thai.

Thuốc kháng virus: (1) Tamiflu và các loại thuốc kháng virus khác là an toàn để mẹ dùng (và cần dùng) nếu được kê bởi bác sĩ, người đã chẩn đoán mẹ bị cúm. (2) Acetaminophen. Nếu mẹ đang bị sốt hay bị đau nhức cơ thể hoặc đau đầu thật khó chịu, thì các sản phẩm chứa acetaminophen như Tylenol thường được xem là an toàn để dùng cho phụ nữ mang thai.

Thuốc trị ho: Các thuốc long đờm (như Mucinex), các loại thuốc ức chế ho (như Robitussin hay Vicks44) cũng như hầu hết các thuốc ho dạng kẹo ngậm được xem là an toàn cho bà bầu, nhưng cần hỏi bác sĩ về liều lượng dùng.

Những thuốc cần tránh nếu bị cúm mang thai

Một số loại thuốc bình thường có thể giúp mẹ đối phó với các triệu chứng cúm lại không được phép dùng khi mang thai vì nó có thể gây hại tới thai nhi. Bao gồm: Một số thuốc giảm đau. Aspirin, ibuprofen (Motrin hay Advil), hoặc naproxen (Aleve) không được phép dùng khi mang thai vì có thể gây hại cho cả hai mẹ con. Thuốc thông mũi: Nên tránh dùng các thuốc thông mũi khi mẹ có thai (dù những thuốc với thành phần là phenylephrine và pseudoephedrine có thể dùng được khi mang thai nếu có sự cho phép của bác sĩ). Và ngay cả những chuyên gia cho rằng có thể dùng một số loại thuốc thông mũi nhất định cũng cảnh báo rằng chúng chỉ an toàn để dùng sau 3 tháng đầu mang thai và chỉ khi được dùng với một lượng hạn chế. Các phương thuốc theo liệu pháp vi lượng đồng căn: đừng bao giờ dùng chế phẩm làm từ cây Echinacea (một loại cúc dại mọc ở Bắc Mỹ) hay các sản phẩm bổ sung khác (như kẽm và vitamin C) mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng, không bao giờ dùng bất cứ loại thuốc nào (kê đơn, không cần kê đơn hay thuốc theo liệu pháp vi lượng đồng căn) mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ và người này phải biết mẹ đang mang thai. Và đừng trì hoãn việc đi khám bác sĩ hay không chịu dùng thuốc mà bác sĩ đã kê chỉ vì mẹ nghĩ rằng tất cả các thuốc đều có hại khi dùng trong thai kỳ. Khi nói đến cúm thì mẹ càng được chữa trị sớm thì càng an toàn cho cả mẹ và bé.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...