
Bà Lê Thị Nguyệt, Trưởng trạm y tế phường Bùi Hữu Nghĩa, tuyên truyền cho chị em về chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Mức sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng quy mô và cơ cấu dân số tại một quốc gia. Mức sinh vừa là yếu tố tác động, vừa là yếu tố phản ánh mức độ phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.
Theo Tổng cục Thống kê, TP Cần Thơ là một trong những tỉnh, thành phố có mức sinh thấp và có xu hướng giảm. Theo đó, năm 2017 là 1,64 con/phụ nữ; năm 2018 là 1,66 con/phụ nữ; năm 2019 là 1,66 con/phụ nữ; năm 2020 là 1,74 con/phụ nữ; năm 2021 là 1,68 con/phụ nữ.
Tình trạng hiếm muộn do bệnh lý ngày càng gia tăng. Xu hướng kết hôn muộn, không muốn sinh con ngày càng cao, các cặp vợ chồng đã có một con và không mong muốn sinh đủ hai con vì nhiều lý do như áp lực tìm kiếm việc làm, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái...
Bà Nguyễn Thị Ngọc Đảnh, Chi cục Trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP Cần Thơ cho biết, công tác truyền thông chưa thường xuyên, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa làm thay đổi trước những thách thức tình hình dân số hiện nay. Kinh phí đầu tư cho chương trình y tế - dân số bị cắt giảm; trong khi ngân sách địa phương hỗ trợ công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế; tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác dân số chưa ổn định, nhiều biến động.
Giai đoạn 2021-2025, mục tiêu tổng tỷ suất sinh trên địa bàn thành phố là đạt 1,9 con/phụ nữ; giai đoạn 2026-2030 đạt và duy trì 2,1 con/phụ nữ. Để đạt các mục tiêu này, thành phố tiếp tục duy trì Mô hình phường, xã, thị trấn đạt chuẩn sinh đủ 2 con và đăng ký xây dựng mới ít nhất 2 xã, phường, đạt chuẩn sinh đủ hai con trong năm và công nhận các xã, phường đăng ký thực hiện mô hình chuẩn sinh đủ hai con trong năm. Đặc biệt tập trung tuyên truyền, vận động giúp người dân thay đổi nhận thức từ “mỗi cặp vợ chồng sinh từ 1-2 con” sang “mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con”...
Bên cạnh đó, ngành Dân số sẽ mở rộng và đa dạng hóa các kênh cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/sức khỏe tình dục và sử dụng biện pháp tránh thai nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình của người dân, đặc biệt là thanh niên công nhân ở các khu công nghiệp thông qua chương trình can thiệp giảm thiểu tình trạng có thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn.
Ngoài ra, tiếp tục duy trì hoạt động 26 của câu lạc bộ thuộc mô hình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân trên địa bàn thành phố; phối hợp Bệnh viện Phụ sản thành phố và Bệnh viện Đa khoa ở các quận, huyện thực hiện sàng lọc trước sinh; Trung tâm Y tế quận, huyện phối hợp, liên kết các cơ sở y tế trên địa bàn cung cấp các gói dịch vụ như: sàng lọc trước sinh, sơ sinh; tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn; tư vấn hỗ trợ sinh sản; dự phòng tầm soát vô sinh; can thiệp, điều trị sớm một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ...
Cùng chuyên mục
Tỉnh Quảng Ninh thời gian qua đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách riêng, đặc thù thúc đẩy bình đẳng giới và...
Các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở của 4 huyện gồm M’Drắk, Ea Kar, Krông Năng và...
Khi đi tuyên truyền về bình đẳng giới, chị Hằng luôn tìm hiểu kỹ về văn hóa, phong tục của mỗi dân tộc....
Cả nước có 86,4% phụ nữ dân tộc thiểu số sinh con tại các cơ sở y tế. Các dân tộc: Mường, Tày, Hoa, Khmer và...