Cảnh giác chứng bệnh hô hấp nguy hiểm khiến người già dễ nhập viện lúc giao mùa

Thứ Ba, 26/03/2019 10:37 PM (GMT+7)

Miền Bắc đang ở thời điểm giao mùa giữa Đông và Xuân. Thời tiết lúc nóng, lúc lạnh bất thường rất nguy hiểm với những người cao tuổi khi sức khỏe yếu, khả năng thích nghi kém. Đặc biệt, sự thay đổi đột ngột của thời tiết dễ khiến người già bị viêm đường hô hấp, dẫn đến viêm phổi.

“Kẻ thù” của người già

Theo ghi nhận của PV báo GĐ&XH Cuối tuần thì trong những ngày này, tại các Bệnh viện Trung ương, tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh viêm phổi rất đông. Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Theo PGS. TS Nguyễn Đình Tiến, Chủ nhiệm Khoa Lao và Bệnh phổi (Bệnh viện 108), căn bệnh này dễ mắc ở người già và trẻ em vì đây là hai đầu mút của cuộc đời. Thời gian qua, chỉ tính riêng tại đơn vị này, tỷ lệ người già nhập viện do viêm phổi đã chiếm từ 14 – 20% số bệnh nhân tại khoa. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi. Đáng nói, bệnh viêm phổi ở người cao tuổi thường tiến triển nặng hơn so với người trẻ. Bệnh gia tăng khi trời trở lạnh.

Empty

Viêm phổi rất hay gặp ở người cao tuổi do sự lão hóa của hệ thống bảo vệ miễn dịch chung và bộ máy hô hấp dẫn đến suy giảm sức chống đỡ với thời tiết thay đổi đột ngột và tấn công của các loại vi khuẩn... Mặt khác, người cao tuổi hay mắc các bệnh mạn tính gây suy giảm miễn dịch như: các bệnh ác tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường, hay do dùng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài cũng tạo điều kiện dễ dàng cho vi khuẩn xâm nhập vào phổi... Viêm phổi ở người cao tuổi có đặc điểm là âm thầm, không rầm rộ. Người bệnh chỉ hơi tăng nhiệt độ, ho ít, nhẹ, khạc đờm không nhiều; thở nhanh, thở gấp hơn bình thường; đau tức ngực, nhất là khi thở sâu hay ho. Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng như đau đầu, ra nhiều mồ hôi, da tái nhợt, ăn không ngon miệng, mệt mỏi. Đặc biệt ở người cao tuổi, khi bị viêm phổi thường xuất hiện tình trạng tinh thần suy giảm một cách bất thường có thể lú lẫn, rối loạn tâm thần… Điểm khác biệt viêm phổi ở người cao tuổi là khi chụp X quang phổi, thấy nhiều hình ảnh mờ rải rác hoặc tập trung hơn ở vùng đáy phổi nhưng không có hình tam giác thường thấy trong viêm phổi ở lứa tuổi thanh niên và trung niên. Xét nghiệm máu thấy số lượng bạch cầu tăng không nhiều, hồng cầu có thể hơi tăng…

Theo các bác sĩ, bệnh phổi ở người cao tuổi dễ diễn tiến nặng hơn so với người trẻ. Có khi chứng viêm mũi họng nhẹ cũng nặng lên thành viêm phế quản; mà viêm phế quản người cao tuổi hay kéo dài, dễ tái phát và tiến triển thành mạn tính. Một số người cao tuổi vốn đang khoẻ mạnh nhưng qua một đợt nhiễm lạnh đã bị viêm phổi; bệnh phát triển rất nhanh, gây suy hô hấp với các biểu hiện khó thở, thở nhanh và nông, mạch nhanh, không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Vì vậy khi thấy người già có những dấu hiệu trên, người thân hãy nghĩ ngay đến bệnh viêm phổi và nhanh chóng đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Phòng hơn chữa bệnh

Empty

Điều quan trọng nhất để điều trị viêm phổi có hiệu quả và tránh biến chứng là chữa trị kịp thời và thích hợp, không nên để quá nặng rồi mới đi bác sĩ vì vừa khó lành vừa có nguy cơ bị biến chứng và tử vong cao. Đối với người cao tuổi mắc viêm phổi, nhất là viêm phổi do virus, việc dùng thuốc điều trị cần đặc biệt cẩn trọng. Vì vậy, cần dùng thuốc gì, dùng trong bao lâu, liều lượng như thế nào phải được bác sĩ khám bệnh kê đơn và tư vấn sử dụng. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, người cao tuổi không nên tự mua thuốc để điều trị, nhất là kháng sinh, bởi vì dùng kháng sinh không đúng chỉ định thì bệnh không những không khỏi mà còn gây hại cho sức khỏe. Ngoài sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh tiếp xúc nhiều với không khí lạnh. Hàng ngày, bệnh nhân cần uống đủ lượng nước cần thiết (khoảng từ 1,5 – 2,0 lít), ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Những người bị liệt cần được nâng dậy và xoa bóp các cơ bắp, bụng và tập hít thở sâu để phục hồi các chức năng của phổi.

Vì viêm phổi thường diễn tiến âm thầm, khi có triệu chứng đã ở giai đoạn nghiêm trọng nên cần nhiều thời gian điều trị, đa số người bệnh phải nhập viện. Vì vậy, phòng bệnh vẫn là tốt nhất. Để phòng bệnh viêm phổi, PGS. TS Nguyễn Đình Tiến đưa ra lời khuyên rằng: Bệnh viêm phổi thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi,

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...