Cập nhật Covid-19 tại Việt Nam sáng 19/4: Không có ca mắc mới, chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị

Chủ Nhật, 19/04/2020 08:57 AM (GMT+7)

Đến 6h00 sáng ngày 19/4, không có ca mắc mới COVID-19. Như vậy đã 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19. Đến nay đã có 201 ca đã khỏi bệnh, hiện chỉ còn 67 bệnh nhân đang điều trị

covid-vn

Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:

- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;

- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.

Số ca mắc mới tính từ 18h ngày 17/4 đến 6h00 ngày 19/4: 0 ca

Như vậy kể từ ngày 7/3 khi có ca bệnh số 17 xuất hiện, đến hôm nay là lần đầu tiên đã tròn 3 ngày, Việt Nam không có ca mắc mới COVID-19.

Số người cách ly:

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 62.998, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 279;

 - Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.338;

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 51.381.

Tình hình điều trị:

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Hiện 67 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang điều trị tại 11 cơ sở y tế trên cả nước, trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có số lượng bệnh nhân điều trị đông nhất với 43 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 14 ca.

- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 06 ca.

Tình hình sức khoẻ của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Bênh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện đều tiến triển tốt lên, qua nguy kịch. Các y bác sĩ đang tiếp tục nỗ lực để điều trị, chăm sóc các bệnh nhân này.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, dịch bệnh chắc chắn còn kéo dài, dù sẽ có từng nơi, từng thời điểm lắng xuống, nhưng chỉ tới khi nào có thuốc đặc trị hoặc có vắc xin thì mới có thể coi là cơ bản hết dịch được.

“Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục chống dịch, tuyệt đối không được chủ quan, không để dịch lan rộng nhưng đồng thời cũng phải ổn định và phát triển. Trong mục tiêu kép đó, vẫn phải quán triệt mục tiêu tuyệt đối là phải kiểm soát được dịch bệnh, không để dịch bệnh lây lan, để chết nhiều người. Một nước đang phát triển như Việt Nam mà nhiều người lây nhiễm như các nước phương tây thì chắc chắn tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó thủ tướng chúng ta phải kiểm soát được dịch bệnh, tiến tới chung sống an toàn, thúc đẩy sự điều chỉnh tích cực của xã hội.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...