Chàm ở trẻ em có nguy hiểm hay không và cách chữa trị

Thứ Sáu, 08/02/2019 07:15 AM (GMT+7)

Bệnh chàm là bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong đó trẻ em cũng là đối tượng bị mắc chàm khá nhiều. Vậy bệnh chàm ở trẻ em có nguy hiểm hay không? Và cách thức chữa trị nó như thế nào?

Empty

1.Bệnh chàm do đâu mà ra

Bệnh chàm được sinh ra bởi rất nhiều nguyên nhân. Đối với trẻ em, có một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh chàm như sau:

Do di truyền: Bệnh chàm ở trẻ em phát sinh do di truyền từ bố mẹ. Bố mẹ mắc bệnh chàm thì trẻ em sinh ra có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

Rối loạn các hoạt động của cơ thể: Các hệ thống cơ quan trong cơ thể bị rối loạn khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra chàm.

Sức đề kháng yếu: Hệ thống miễn dịch suy giảm làm cho sức đề kháng ở trẻ yếu hơn. Khi đó, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây ra bệnh chàm.

2.Chàm ở trẻ em có nguy hiểm hay không?

Tùy thuộc vào bệnh chàm mà có thể khẳng định được chàm có nguy hiểm hay không. Đối với các loại chàm sinh lý, nó sẽ biến mất khi trẻ lớn dần lên. Nhưng đối với chàm Eczema thì nó sẽ khiến da của trẻ bị nổi đỏ, da bị khô, bong chóc và rất dễ bị viêm da.

Empty

Một số trường hợp bệnh nhân bị chàm nặng, phần da đó sẽ đỏ lên và bắt đầu ứa nước. Phần da này dễ bị kích ứng khi dùng với hóa chất như bột giặt, xà phòng, dầu rửa bát...vv. Không nên gãi vì sẽ làm bong tróc da gây tổn thương cho da. Lúc đó, da sẽ chảy máu và càng tổn thương nghiêm trọng hơn.

Ở trẻ sơ sinh, chàm hay xuất hiện ở trên mặt, trán hoặc da đầu có thể ở các vị trí khác trên cơ thể. Khi bị bệnh chàm trong thời gian dài thì vùng bị tổn thương sẽ ngày càng dày hơn. Các mẹ nên vệ sinh thường xuyên cho con để làm sạch phần da cũ, tái tạo da mới khiến chàm biến mất.

Tuy nhiên, một vài trường hợp bệnh chàm có thể tái phát lại khi trẻ trưởng thành. Khi đó, trẻ rất khó để có thể xử lý theo cách thông thường

3.Điều trị bệnh chàm ở trẻ nhỏ

Nếu trẻ em mắc bệnh chàm sữa, bố mẹ chỉ cần thay đổi chế độ ăn cho trẻ, tránh ăn những thực phẩm kích thích sự phát triển của chàm. Chàm sữa có thể điều trị bằng cách bôi các loại thuốc có tính sát trùng nhẹ để tránh tổn thương làn da nhạy cảm của trẻ.

Nếu trẻ mắc chàm mà khiến da khô, đóng vảy nhiều thì nên dùng thuốc mỡ chứa Corticosteroid để bôi trong khoảng 1 tuần. Không được dùng kháng sinh liều cao để điều trị chàm ở trẻ vì có thể gây ra hiện tượng kháng thuốc nhé.

Tốt nhất, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để các bác sỹ có thể kiểm tra được tình trạng bệnh. Từ đó, họ sẽ kê đơn và có những cách thức điều trị hợp lý và an toàn cho trẻ. Tránh tình trạng bố mẹ tự ý mua thuốc và sử dụng để bôi cho con khiến hiện tượng này càng trở nên nặng thêm.

Bài viết trên đây cung cấp thêm cho bạn đọc một số hiểu biết về bệnh chàm.  Các mẹ nên tham vấn thêm từ những bác sỹ có chuyên môn để có phương án chữa trị phù hợp cho trẻ. Không tự ý mình mua thuốc hay làm theo mẹo dân gian nhé.

Vu ngoc chuong

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...