Chủ động tránh thai - Trách nhiệm không chỉ riêng ai

Thứ Bảy, 26/09/2020 11:16 AM (GMT+7)

Chương trình giao lưu truyền thông "Chủ động tránh thai, trách nhiệm không chỉ riêng ai" nhằm truyền tải thông điệp "Hãy là những người sống chủ động, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội"

chu-dong-tranh-thai

Ngày 25/9, Chi cục Dân số - KHHGĐ Nghệ An tổ chức chương trình giao lưu truyền thông nhân kỷ niệm Ngày Tránh thai thế giới tại huyện Quỳ Hợp.

Chương trình giao lưu truyền thông "Chủ động tránh thai, trách nhiệm không chỉ riêng ai" nhằm truyền tải thông điệp "Hãy là những người sống chủ động, có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội".

.Hằng năm, theo thông báo chính thức vẫn có 300.000 - 350.000 ca phá thai. Theo kết quả Điều tra biến động dân số và KHHGĐ 1/4/2016 của Tổng cục Thống kê, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ tuổi 15 - 49 đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát.

Chính vì vậy, ngày Tránh thai thế giới 26/9 có ý nghĩa như một Chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai, đồng thời khuyến khích tất cả mọi người đều có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nghệ An cho biết, trong những năm tới số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng. Do vậy nhu cầu các biện pháp tránh thai vẫn gia tăng. Đặc biệt vị thành niên/thanh niên cần được quan tâm hơn. Họ là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục do thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân.

Ngoài ra, tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên/thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến, không chỉ ở giới trẻ mà ở những cặp vợ chồng không có kế hoạch tốt. Việc mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tính mạng và cuộc sống của người phụ nữ.

Vì vậy, ngành Dân số - Y tế phải chủ động, xung kích, đi đầu trong tham mưu, chỉ đạo và lựa chọn tổ chức các hoạt động truyền thông và cung cấp dịch vụ KHHGĐ phù hợp với thực tiễn để góp phần nâng cao nhận thức, cổ vũ, động viên người dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Triển khai các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình phù hợp với từng nhóm đối tượng, ưu tiên địa bàn đông dân, khó khăn, vùng có mức sinh cao.

Hà Thủy

Duyen

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...