Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh bất thường có đáng lo ngại?

Thứ Tư, 15/04/2020 02:52 PM (GMT+7)

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ hoặc polyp.

chu-ky-kinh-nguyet-sau-sinh

Khi nào có kinh trở lại?

Thời gian kinh nguyệt sau sinh trở lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cho con bú, lượng hormone, sức khỏe và chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi sau sinh. Trong đó tình trạng cho con bú là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng đến sự trở lại của kinh nguyệt.

Chất prolactin - hormone chịu trách nhiệm sản xuất sữa mẹ là nguyên nhân ngăn chặn sự rụng trứng. Nếu bạn không cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ quay trở lại từ sau 6 đến 8 tuần sau sinh. Nhưng nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại có thể thay đổi. Bạn có thể không có kinh nguyệt trong 6 tháng sau sinh hoặc thậm chí lâu hơn. Trong một số trường hợp, kinh nguyệt sau sinh chỉ xuất hiện khi người mẹ ngừng cho con bú.

Kinh nguyệt sau sinh không đều?

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh của bạn có thể gặp những thay đổi so với trước. Bạn có thể gặp chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn, kinh nguyệt sau sinh ra nhiều hơn hoặc ra ít hơn, thậm chí chiều dài chu kỳ của bạn cũng có thể khác nhau. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh còn phải đối mặt với tình trạng đau bụng kinh. Điều này là do tử cung phát triển trong thai kỳ để chứa thai nhi, sau đó co lại sau khi sinh em bé (mặc dù nó có thể vẫn lớn hơn bình thường một chút). Lúc này, lớp lót nội mạc tử cung bị bong ra sau khi sinh cần phải tự sửa sang lại sau sự thay đổi. Quá trình này xảy ra với mỗi lần mang thai khác nhau, vì vậy bạn có thể nhận thấy những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau mỗi lần sinh.

Cần một khoảng thời gian để hormone trong cơ thể phụ nữ sau sinh trở lại bình thường, đặc biệt nếu bạn đang cho con bú. Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh có thể là 24 ngày, chu kỳ tiếp theo có thể là 28 ngày và sau đó một chu kỳ khác có thể là 35 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ ổn định trong vòng một vài tháng hoặc sau khi bạn ngừng cho con bú.

Bởi vậy, kinh nguyệt sau sinh không đều có thể là điều bình thường và bạn không nên quá lo lắng trong trường hợp này.

Kinh nguyệt sau sinh ra nhiều?

Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau khi sinh con của bạn có thể ra nhiều máu hơn, kéo dài ngày hơn những chu kỳ trước khi mang thai của bạn. Nó cũng có thể đi kèm với đau bụng kinh dữ dội hơn, do lượng niêm mạc tử cung tăng lên khi mang thai cần phải được loại bỏ. Khi các chu kỳ tiếp theo xuất hiện, những thay đổi này sẽ có khả năng giảm.

Những nguyên nhân khác khiến kinh nguyệt sau sinh ra nhiều bao gồm:

Polyp và u xơ dưới niêm mạc.

Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau.

Adenomyosis: Đây là sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Bác sĩ có thể kiểm soát sự dày lên của tử cung này bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone.

Rối loạn tuyến giáp: tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc hoạt động kém .

Trong trường hợp sản phụ ra nhiều máu kinh và cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể bạn đang bị băng huyết.

Nên làm gì khi rối loạn kinh nguyệt sau sinh?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thể là dấu hiệu báo hiệu bạn đang bị nhiễm trùng, u xơ hoặc polyp. Hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu bạn gặp phải bất kỳ biểu hiện nào sau đây:

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn.

Kinh nguyệt đã bắt đầu lại nhưng sau đó lại biến mất sau khoảng thời gian dài.

Máu âm đạo ra lốm đốm giữa các thời kỳ

Hoặc nếu bạn không có hành kinh ba tháng sau khi sinh con hoặc ba tháng sau khi bạn ngừng cho con bú.

Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh bất thường có đáng lo ngại?

Khi thấy các dấu hiệu như: Chu kỳ kinh nguyệt sau sinh kéo dài hơn bảy ngày hoặc chứa cục máu đông lớn,..cần liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Tải về

Phóng sự: Quan tâm chăm sóc SKSS VTN/TN:Vì một thế hệ chủ động, tự tin phát triển bản thân và xây dựng đất nước

Lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ sang người lớn. Đây là giai đoạn...

Phóng sự Chủ động phòng ngừa và điều trị vô sinh ở nam giới và nữ giới

Được làm cha, làm mẹ là mong mỏi bình dị, thiêng liêng của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân...

Phóng sự Mang thai, nạo phá thai ở trẻ vị thành niên ngày càng tăng: Nguyên nhân và những hậu quả đáng tiếc

Do những nguyên nhân khác nhau, quan hệ tình dục sớm và tình trạng nạo, phá thai ở lứa tuổi VTN đang là vấn đề...