Chứng mất ngủ ở người già và những lời khuyên hữu ích giúp cải thiện giấc ngủ

Thứ Ba, 26/03/2019 01:12 PM (GMT+7)

Mất ngủ người già vì quá trình lão hóa là điều tất yếu, không thể tránh được. Vì thế, việc tìm và áp dụng 1 giải pháp an toàn để khắc phục hội chứng căn bệnh này là rất cần thiết.

Empty

Đa số người cao tuổi rất tôn trọng giấc ngủ của mình. Họ thường đi nằm từ rất sớm, nhưng lại vẫn khó dỗ vào giấc ngủ, giấc ngủ không sâu, hay bị thức giấc trong đêm đồng thời khó ngủ trở lại. Đặc biệt, họ không có được cảm giác khỏe khoắn khi ngủ dậy. Ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng đến khả năng phục hồi về cả thể chất lẫn tinh thần, làm cho sức khỏe của người có tuổi giảm sút.

Những nguyên nhân gây nên chứng mất ngủ ở người cao tuổi

Các bệnh gây rối loạn giấc ngủ tiên phát: Phổ biến nhất là hiện tượng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì), hoặc các hiện tượng chân tay cử động một cách tự động về đêm làm người già bị thức giấc.

Các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ thứ phát: Đau là nguyên nhân nổi bật gây ảnh hưởng đến giấc ngủ. Người già thường bị các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương, đau ngực vì thiếu máu cơ tim,… Các bệnh này có đặc điểm gây đau tăng lên dần về nửa đêm gần sáng, làm cho bệnh nhân bị tỉnh giấc.

Empty

Mất ngủ do các bệnh lý tâm thần kinh: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh trầm cảm dường như là yếu tố lớn nhất có liên quan đến các rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Các bệnh nhân trầm cảm thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm và có hiện tượng ngủ ngày, một số bệnh nhân lại có lúc bị kích động nên rất khó ngủ.

Do sử dụng các chất gây kích thích: Chất gây kích thích mọi người lại hay dùng và rất dễ gây mất ngủ như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc lá). Ngoài ra còn có những thuốc hay gây mất ngủ ở người già như các loại corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, các thuốc điều trị bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm. Các thuốc ngày đều có gây kích thích làm người già khó ngủ hơn.

Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ

Giữ không gian yên tĩnh, tránh ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ… để dễ ngủ.

Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ.

Buổi sáng thức dậy không nên nằm nán lại giường quá lâu.

Không nên đọc sách hoặc xem ti-vi trước khi ngủ.

Không nhìn đồng hồ ban đêm.

Không dùng các thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia, thuốc lá.

Không ăn hoặc uống quá nhiều trong vòng 3 tiếng trước giờ ngủ.

 Chỉ đi ngủ khi buồn ngủ và sẵn sàng ngủ.

Không ngủ ngày nhiều.

Tắm nước ấm trước khi ngủ giúp làm tăng nhiệt độ cơ thể và ngủ dễ hơn.

Tránh căng thẳng hoặc xúc động mạnh trước khi đi ngủ. Bạn có thể ngồi thiền để tĩnh tâm và thư giãn cơ thể trước khi đi ngủ.

Ngoài các chế độ sinh hoạt như trên, người cao tuổi ăn uống đủ dinh dưỡng, nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, đồng thời hạn chế đường và chất béo để nâng cao sức đề kháng tạo hệ miễn dịch góp phần đẩy lùi bệnh mất ngủ ở người già và cả những bệnh khác.

Ngọc933

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...