Đắk Nông chung tay đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Thứ Ba, 12/09/2023 08:15 AM (GMT+7)

Vừa qua, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đồng hành cùng cơ sở hội tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Gia đình hạnh phúc nói không với tảo hôn”.

Tảo hôn để lại hậu quả rất nguy hiểm. Trẻ em gái độ tuổi 15 có nguy tử vong do mang thai và sinh đẻ cao hơn so với phụ nữ trên 20 tuổi. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi thường còi, thấp, nhẹ cân, thiểu năng trí tuệ, dễ bị chết non, khuyết tật tạo ra gánh nặng cho xã hội. Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn phải nghỉ học dẫn đến tình trạng thiếu kiến thức xã hội, ảnh hưởng đến trí tuệ và thể chất. Đồng thời tảo hôn làm mất cơ hội tìm việc làm, năng suất lao động, sản xuất thấp, kinh tế gặp khó khăn dẫn đến đói nghèo, nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình; nhiều cặp vợ chồng phải chia tay sớm nên ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của trẻ em. Tảo hôn gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số.

Hôn nhân cận huyết thống gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Trước hết, hôn nhân cận huyết thống là trái với quy định của pháp luật. Do đó, các cặp hôn nhân không được pháp luật thừa nhận luôn có tâm lý mặc cảm, thiếu tự tin trong cuộc sống. Đứa trẻ sinh ra do hôn nhân cận huyết thống thường mắc các bệnh di truyền như: Bệnh tim mạch, mù màu, down (đao), bạch tạng, da vảy nến, đặc biệt là bệnh tan máu bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ; còi cọc, kém phát triển về chiều cao và cân nặng, giảm tuổi thọ,… Những đứa trẻ này gây tăng chi phí xã hội cho việc chăm sóc, điều trị các bệnh di truyền. Hôn nhân cận huyết thống ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống.

Như vậy, hôn nhân cận huyết thống và tảo hôn gây ra hậu quả rất nghiêm trọng và tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội, những người làm cha, làm mẹ và đặc biệt là những đứa trẻ được sinh ra. Sự tồn tại khó khăn, vất vả, không có tương lai của những đứa trẻ được sinh ra từ hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn là do chính cha mẹ những đứa trẻ đó tạo nên. Do thiếu hiểu biết về pháp luật, về kiến thức khoa học nên những người tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tạo ra gánh nặng cho chính bản thân họ, gia đình và xã hội.

Theo đó, tại buổi sinh hoạt chuyên đề, hội viên phụ nữ và người dân được cán bộ hội phụ nữ tuyên truyền những quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Tảo hôn và sinh con khi người mẹ chưa đủ tuổi làm gia tăng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở người mẹ liên quan đến thai sản. Hôn nhân cận huyết còn gây ra những hậu quả nặng nề hơn do trẻ em sinh ra mắc những căn bệnh như dị tật, tan máu bẩm sinh… Đây đều là những nguyên nhân khiến chất lượng dân số suy giảm, là hủ tục cần đẩy lùi, loại bỏ khỏi cộng đồng.

image.baogialai.com.vn-w840-uploaded-2023-kireyfrextyrlexft-2023_09_09-_img-8015-6849

Sinh hoạt chuyên đề giúp hội viên phụ nữ và người dân hiểu rõ quy định của pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.

Cùng với đó, chương trình đã tuyên truyền các chính sách của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện để người dân hiểu đúng, đầy đủ sự cần thiết tham gia các loại hình bảo hiểm để đảm bảo an sinh xã hội.

Cũng tại buổi sinh hoạt, Hội LHPN xã An Thành phối hợp với Hội Cựu chiến binh xã tặng 120 quyển vở cho 22 học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...