Đặt vòng tránh thai chứa nội tiết

Thứ Sáu, 20/07/2018 12:00 AM (GMT+7)

Có rất nhiều các biện pháp tránh thai và được nhiều người lựa chọn Mirena đây là vòng nội tiết được các chị em tin dùng không những tránh thai hiệu quả mà còn được sử dụng điều trị với bệnh rong kinh, rong huyết, bảo vệ nội mạc tử cung...
 

Mirena có cấu tạo như thế nào

Mirena có hình chữ T có tính dẻo được cấu tạo bởi nhựa thấm Sulfate Barium, có thể nhìn thấy qua hình ảnh siêu do tạo hình ảnh cản quang.

Chiều dài của  vòng Mirena 32mm, dưới tận cùng của khung là vòng nhỏ được gắn nối với sợi dây polyethylene để ta kiểm soát vòng xem còn hay mất hay có đặt đúng vị trí ở tử cung không.

Steroid có trong ống trụ chiều dài 19mm được bao bọc phía ngoài nhánh dọc theo chữ T.

Vòng Mirena chứa 52mg levonorgestrel bên ngoài phủ 1 lớp màng có tên gọi là polydimethylsiloxane có tác dụng phóng thích levonorgestrel trong buồng tử cung.

Hiệu quả khi sử dụng đặt vòng tránh thai Mirena

Đạt hiệu quả: 99 % đạt hiệu quả tốt nhất gần như tương đương là triệt sản, nhưng lại đảm bảo bạn vẫn có thai trở lại như ý muốn nó có khả năng phục hồi các bộ phận chức năng sinh sản, nên các chị em cứ yên tâm dùng chúng.

Có tác dụng tránh thai: Levonorgestrel có công dụng làm cô đặc chất nhầy trong tử cung đây chính là sự ngăn cản của xâm nhập tinh trùng và cũng làm giảm độ mạnh tính di động của tinh trùng, giúp ngăn cản quá trình thụ tinh gặp trứng.

Không những vậy làm lớp nội mạc tử cung bị mỏng đi không còn có khả năng thai làm tổ và điều đó giúp các chị em tránh thai hiệu quả.

Các tác dụng khác: Số lượng kinh, ngày kinh có công dụng phòng chống thiếu máu, không những vậy còn có tác dụng giảm đau bụng trong những ngày hành kinh, các nguy cơ viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, giảm các nguy cơ có thai ngoài tử cung.

Những trường hợp bạn không nên dùng Mirina

Phụ nữ có thai nghi ngờ có thai hoặc bà mẹ đang cho con bú.

Các nhiễm khuẩn nạo hút thai hay sau đẻ, bị rong huyết chưa rõ nguyên nhân.

Các bệnh lây qua đường tình dục, nhiễm khuẩn vùng chậu các chị em không nên dùng.

Tác dụng phụ khi dùng Mirena

Khi mới dùng tránh thai Mirena có thể hơi khó chịu vì không quen, đau tức bụng hay tuột khỏi vị trí khi đặt.

Do đặt vòng tránh thai Mirena có chứa nội tiết sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, đau ngực, rong kinh, rong huyết.

Những điều lưu ý khi sử dụng Mirena

Sau khi  mới đặt vòng bạn quan sát xem có những dấu hiệu bất thường không nếu có các dấu hiệu đau tức ngực, đau bụng giữ dội, chảy máu đỏ tươi, mẩn ngứa khó chịu bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị.

Nên theo dõi những ngày đầu tiên của kinh nguyệt khoảng 7 ngày và phải chắc bạn không có thai mới được đặt.

Ngay cả các bà mẹ sau sinh 6 tuần mà chưa có kinh nguyệt trở lại các bà mẹ cần phải đến phụ khoa kiểm tra xem có thai không hay có bị viêm nhiễm gì không, có mắc bệnh gì không như ung thư vú...Thì mới được dùng biện pháp tránh thai Mirena.

 

System

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...