Đau bụng dưới bên trai là bị bệnh gì?

Thứ Sáu, 13/09/2019 08:00 AM (GMT+7)

Trong nhiều trường hợp bị đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Vậy, đau bụng dưới bên trái bị bệnh gì? Đọc bài viết dưới đây để biết nhé

ĐAU BỤNG DƯỚI BÊN TRÁI BỊ BỆNH GÌ?

Bụng dưới bên trái là khu vực được tính từ rốn đến xương chậu. Góc phần tư bụng dưới bên trái bao gồm nhiều cơ quan nội tạng khác nhau, phần cuối của ruột già, đại tràng sigma, trực tràng, buồng trứng (ở nữ giới) các mô, cơ bắp, mỡ và mô liên kết. Do là khu vực chứa nhiều cơ quan nội tạng khác nhau nên đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ý khác nhau. Vậy, đau bụng dưới bên trái bị bệnh gì?

Do là khu vực chứa nhiều cơ quan nội tạng khác nhau nên đau bụng dưới bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh ý khác nhau.Các bệnh liên quan đến đau bụng dưới bên trái gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Viêm bàng quang
  • Viêm đường tiết niệu
  • Viêm đại tràng
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Các cơ quan bên trong bụng dưới bên trái bị nhiễm trùng
  • Do trứng rụng nhưng bị xoắn lại với nhau
  • Do mắc bệnh phụ khoa như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, rối loạn kinh nguyệt…
  • Do mang thai ngoài tử cung…

Khuyến cáo của các bác sĩ là khi thấy có triệu chứng đau bụng dưới bên trái nhiều và không đỡ khi nghỉ ngơi cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Để biết chính xác nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái, người bệnh cần đi siêu âm, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận và đường tiểu…

dau_bung_duoi_cjft

Đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau.

KHI BỊ ĐAU BỤNG DƯỚI BÊN TRÁI CẦN LÀM GÌ?

Bình tĩnh theo dõi tình hình, nhanh chóng đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân và được điều trị kịp thời.

Khi xuất hiện cơn đau, bạn nên dừng mọi công việc đang làm để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, báo cho người thân biết và nên ăn đồ ăn nhẹ.

Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh ăn những thức ăn chua – cay – nóng, không uống bia rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.

Nếu cơn đau không thuyên giảm và kèm theo những triệu chứng bất thường cần nhập viện càng sớm càng tốt.

Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lí có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Thu Cúc

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...