789

Dấu hiệu của suy giảm miễn dịch

Thứ Năm, 12/03/2020 01:04 PM (GMT+7)

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị.

suy-giam-mien-dich

Suy giảm miễn dịch là bệnh gì?

Suy giảm miễn dịch phá vỡ khả năng tự bảo vệ của cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và ký sinh trùng, gồm suy giảm miễn dịch bẩm sinh (sơ cấp) và mắc phải (thứ cấp). Bất cứ điều gì làm suy yếu hệ thống miễn dịch đều có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch thứ cấp.

Suy giảm miễn dịch khiến cho cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật, đây là loại rối loạn giúp các virus và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc sơ cấp xuất hiện khi bạn ra đời. Suy giảm miễn dịch mắc phải hoặc thứ cấp là loại rối loạn mà bạn mắc phải sau này và phổ biến hơn rối loạn bẩm sinh.

 Nguyên nhân của suy giảm miễn dịch

Nhiều rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát được di truyền từ một hoặc cả hai cha mẹ. Các vấn đề trong mã di truyền hoạt động như một kế hoạch chi tiết để sản xuất các tế bào của cơ thể (DNA) gây ra nhiều khiếm khuyết của hệ miễn dịch. Có hơn 300 loại rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát đã được xác định, có thể được phân loại thành 6 nhóm dựa trên một phần của hệ thống miễn dịch bị ảnh hưởng: Thiếu hụt tế bào B (kháng thể); Thiếu tế bào T; Sự thiếu hụt tế bào B và T kết hợp; Khiếm khuyết Phagocytes; Bổ sung thiếu sót; Không biết (vô căn).

Yếu tố nguy cơ duy nhất được biết là có tiền sử gia đình mắc chứng rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát, làm tăng nguy cơ mắc bệnh này.

Dấu hiệu của suy giảm miễn dịch

Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của suy giảm miễn dịch nguyên phát là bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị. Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ rối loạn suy giảm miễn dịch. Những dấu hiệu dễ nhận thấy, cần nghĩ đến suy giảm miễm dịch như:

Suy nhược tinh thần: Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác đã bị giảm khả năng miễn dịch.

Dễ cảm lạnh: Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình là dễ bị cảm lạnh, cảm cúm.

Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, không chỉ việc cầm máu chậm hơn người khác, mà những người có hệ miễn dịch thấp còn rất dễ bị nhiễm trùng, quá trình phục hồi chậm. Người suy giảm miễn dịch cũng dễ mắc viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm tai mũi họng... và  bệnhthường xuyên tái phát.

Tiêu hóa kém: Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.

Dễ mệt mỏi: Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy cả ngày không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể...

Ngoài ra suy giảm miễn dịch còn các triệu chứng khác trên cơ thể. Vì vậy, khi thấy những dấu hiệu bệnh thì cần đi khám và điều trị kịp thời.

Những ai thường mắc phải Suy giảm miễn dịch?

Suy giảm miễn dịch có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm miễn dịch?

Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giảm miễn dịch, chẳng hạn như:

Chứng thất điều giãn mạch;

Hội chứng Chediak-Higashi;

Bệnh suy giảm miễn dịch kết hợp (Giảm và mất gamma globulin trong máu);

Thiếu hụt các chất bổ thể;

Hội chứng DiGeorge;

Giảm gamma globulin trong máu;

Hội chứng Job;

Khuyết tật bạch cầu bám dính;

Bệnh Bruton;

Giảm gamma globulin trong máu bẩm sinh;

Thiếu hụt IgA chọn lọc;

Hội chứng Wiskott-Aldrich.

Trần Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...