Dấu hiệu nào cho thấy sức khỏe thai nhi đang không tốt

Thứ Bảy, 31/08/2019 01:00 PM (GMT+7)

Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi, có thể căn cứ vào điều này để biết được thai nhi có khỏe mạnh hay gặp vấn đề gì không

Thai nhi trong giai đoạn phát triển thường rất dễ mắc bệnh bởi hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Chính vì thế, các mẹ hãy cung cấp cho bé những bảo vệ cần thiết trong chín tháng trước khi bé ra đời nhé.

Tuy nhiên nếu bé gặp phải những vấn đề không tốt thì sẽ rất khó để các mẹ kiểm tra xem bé có bị ảnh hưởng gì không. Dưới đây là một vài dấu hiệu để mẹ nhận biết tình trang sức khỏe của thai nhi:

Không có nhịp tim

Bắt đầu từ tuần thứ 10 trở đi, mẹ đã có thể cảm nhận được nhịp tim của bé. Thực tế, trái tim của bé đã bắt đầu đập từ tuần thứ năm nhưng mẹ không thể nghe thấy cho tới 5 tuần sau đó. Nếu sang tuần thứ 10 mà mẹ không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu nào của bé thì tức là bé đang rất căng thẳng hoặc rất khó chịu. Trong trường hợp này thì các mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện sản gần nhất để xem xét tình trạng của bé.

Chuột rút

phu-chan-khi-mang-thai

Khi mang thai thì chuột rút là việc thường xảy ra như cơm bữa. Tuy nhiên nếu tình trạng bị chuột rút kéo dài quá lâu hoặc quá đau đớn thì lại là một chuyện khác. Thông thường tình trang chuột rút trong khi mang thai không phải là mối lo ngại lớn bởi đây là tình trạng cơ thể phản ứng với những thay đổi của mẹ khi mang thai. Chuột rút cũng có thể xảy ra trong 6 tháng cuối thai kỳ nhưng nó có thể là dấu hiệu của động thai, bệnh và thậm chí là sảy thai. Chính vì thế, đừng ngại nói với bác sĩ những nỗi đau mà bạn trải qua.

Chảy máu

Khi mang thai, chảy máu lúc nào cũng không phải là dấu hiệu tốt, đặc biệt là khi chảy máu “phía dưới”. Đôi khi, nó là dấu hiệu của việc sẩy thai - một trong những điều tồi tệ nhất. Nhưng nhiều khi chỉ là do mẹ mất cân bằng nội tiết tố, hoặc dấu hiệu cho thấy bé sẽ chào đời sớm hơn dự định. Trẻ sinh non thường rất yếu ớt, đặc biệt là những tháng đầu tiên. Vì thế khi thấy máu ở “phía dưới”, các mẹ hãy thông báo với người nhà và tới bệnh viện ngay nhé.

Đau lưng nặng

Khi bạn mang thai, bụng sẽ lớn lên từng ngày theo sự phát triển của bé, do đó trọng tâm cơ thể của mẹ cũng vì thế mà thay đổi. Vì thế mà phụ nữ khi mang thai rất hay đau lưng, nhưng lại ở các vị trí rất khác nhau.Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài không dứt hoặc không kiểm xoát được thì đó rất có thể do vấn đề liên quan tới thận và bàng quang của mẹ, mà bị nhiễm trùng trong giai đoạn mang thai là thời điểm tồi tệ nhất có thể.

Nước tiểu có mùi, màu sắc bất thường

20190419_025225_530596_y-nghia-xet-nghiem-.max-1800x1800

Nếu nước tiểu của mẹ có mùi, màu sắc khác thường ( có màu hơi trắng) hoặc đi ra máu thì rất có thể thai nhi đang gặp vấn đề nào đó. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy đau lúc đi vệ sinh thì đó có thể là do cổ tử cung mở sớm hơn dự kiến. Mẹ nên đi khám ngày vì lợi ích của bé nhé.

Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (IUGR)

Thai chậm phát triển hay Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, gọi tắt là IUGR, xảy ra ở khoảng 3-5% trường hợp mang thai.  Đây là tình trạng mà sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế, do đó em bé sẽ nhỏ hơn so với bình thường. Các mẹ nên khám thai thường xuyên để xem bé có phát triển đúng theo thai kỳ hay không. Nếu thai nhi quá nhỏ, bé có thể mắc các chứng về đường hô hấp, nhiệt độ cơ thể hoặc huyết áp ngay từ khi trong bụng mẹ

Không chuyển động

Không phải cứ đạp mạnh là bé cũng khỏe mạnh. Khoảng 20 tuần sau khi mang thai, các mẹ sẽ trải qua mười lần bé đá mỗi hai giờ. Nếu bé đạp ít, có thể bé không được khỏe và mẹ nên đến gặp bác sĩ ngay.

Sẽ có nhiều điều bất thường xảy ra khi bạn mang thai. Chính vì thế các mẹ nên ghi nhớ những biểu hiện trên và để ý các vấn đề khác để có thể kịp thời tới gặp bác sĩ kiểm tra. Và khám thai định kì là phương pháp tốt nhất để bảo vệ bé ngay từ trong bụng mẹ.

Nguyễn Diệu

Cùng chuyên mục

Tại sao sử dụng biện pháp tránh thai nhưng vẫn 'dính bầu'?

“Chuyện ấy” thường thú vị và đầy cám dỗ nhưng cũng có thể mang tới những muộn phiền và kết cục không...

Rối loạn kinh nguyệt khi dùng viên uống tránh thai hàng ngày có sao không

Viên uống tránh thai hàng ngày là biện pháp ngăn ngừa thai đơn giản, được sử dụng phổ biến hiện nay.

Rong kinh khi uống thuốc tránh thai có nguy hiểm?

Tôi có con đầu lòng hơn 1 tuổi, chưa muốn sinh tiếp nên đang sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày. Tuy nhiên, khi sử...

Sứ mệnh kép của những chiếc bao cao su

Với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, con người ngày càng có nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng các...