789

Đau vùng chậu mãn tính: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Thứ Bảy, 11/07/2020 08:47 AM (GMT+7)

Hiện nay, số người bị mắc bệnh đau vùng chậu mãn tính ngày càng nhiều, đặc biệt là phụ nữ. Các cơn đau vùng chậu thường âm ỉ và thỉnh thoảng đau nhói ở bụng dưới.

dau-xuong-chau

Dù đã có nhiều người mắc phải nhưng không phải ai trong số đó cũng thực sự hiểu rõ về bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh đau vùng chậu mãn tính qua bài viết dưới đây:

Thế nào là đau vùng chậu mãn tính?

Đau vùng chậu mãn tính là đau ở vùng giữa rốn và giữa hông, có thể kéo dài trong 6 tháng hoặc lâu hơn. Cơn đau có thể đến và đi bất chợt, đôi khi nó có thể xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc vào một số thời điểm nhất định như trước hoặc sau khi ăn, trong khi đi tiểu hoặc trong khi quan hệ tình dục.

Nguyên nhân gây ra đau vùng chậu mãn tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra đau vùng chậu mãn tính. Nguyên nhân có thể xuất phát từ đường tiết niệu hoặc ruột. Tùy vào cơ địa của mỗi người, cơn đau có thể do tình trạng sức khỏe của họ gây ra. Một số nguyên nhân gây ra đau vùng chậu mãn tính như lạc nội mạc tử cung, căng cứng cơ bắp ở khung chậu, bệnh viêm vùng chậu mãn tính, u xơ tử cung, hội chứng kích thích ruột, hội chứng viêm bàng quang kẽ, hội chứng tắc nghẽn vùng chậu và yếu tố tâm lý. Cũng có nhiều trường hợp không thể tìm thấy nguyên nhân chính xác gây ra đau vùng chậu mãn tính.

Chẩn đoán đau vùng chậu mãn tính

Để có thể chẩn đoán được bệnh đau vùng chậu mãn tính, trước hết bạn cần đến gặp bác sĩ và cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử sức khỏe của bạn, ví dụ như bạn đã có tiền sử bị bệnh viêm chậu, hay tiền sử xạ trị hoặc phẫu thuật ở bụng hoặc vùng tiểu khung.... Bên cạnh đó, bạn nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa hoặc tiết niệu để làm các xét nghiệm tìm ra nguyên nhân gây đau vùng chậu mãn tính.

Những xét nghiệm chẩn đoán đau vùng chậu mãn tính

Một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh đau vùng chậu mãn tính bao gồm:

Siêu âm: Phương pháp xét nghiệm dùng sóng siêu âm có tần số cao tạo ra hình ảnh chính xác về cấu trúc bên trong cơ thể con người. Chẩn đoán này giúp phát hiện các u buồng trứng, tử cung hoặc ống dẫn trứng.

Nội soi: là một kỹ thuật y học hiện đại được ứng dụng trong việc khám bệnh, chẩn đoán bệnh bằng việc sử dụng các loại dụng cụ chuyên biệt để quan sát trực tiếp bên trong các cơ quan của cơ thể. Với kỹ thuật nội soi, người ta có thể quay phim, chụp hình bên trong các cơ quan, lấy dị vật, sinh thiết và thậm chí là thực hiện phẫu thuật nội soi.

Nội soi bàng quang: là phương pháp dùng ống soi bàng quang để nhìn vào bên trong bàng quang và niệu đạo- những bộ phận không nhìn thấy rõ thông qua chụp X-quang.

Nội soi đại tràng: là một xét nghiệm được sử dụng để phát hiện những thay đổi bất thường trong ruột già (đại tràng) và trực tràng. Phương pháp này giúp chẩn đoán được các bệnh đại tràng cũng như tìm ra được các nguy cơ gây ung thư.

Soi đại tràng sigma: một phương pháp đơn giản giúp đưa ra hình ảnh chi tiết về tình trạng tổn thương của đại tràng sigma (phần cuối cùng của đại tràng, có hình dạng giống như chữ sigma), từ đó xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Một số phương pháp điều trị đau vùng chậu mãn tính

Các phương pháp dùng để điều trị bệnh đau vùng chậu mãn tính bao gồm: dùng thuốc, vật lý trị liệu, liệu pháp dinh dưỡng và phẫu thuật:

Ngoài ra bạn cũng cần thay đổi lối sống, thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp và tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm đau vùng chậu.

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...