Dậy thì muộn có ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ không?

Thứ Tư, 17/06/2020 01:18 PM (GMT+7)

Dậy thì muộn là một dạng rối loạn phát triển dậy thì. Bệnh có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, sự phát triển về thể chất và khả năng sinh sản của trẻ sau này.

day-thi-muon

Dậy thì muộn là gì?

Tuổi dậy thì là lúc cơ thể phát triển từ một đứa trẻ thành người trưởng thành. Dậy thì thường bắt đầu vào độ tuổi 9 - 12 ở con gái và 10 - 13 ở con trai. Biểu hiện dậy thì muộn ở nam và ở nữ khác nhau. Cụ thể là:

Dậy thì muộn ở nữ giới

Giai đoạn dậy thì ở bé gái bắt đầu khi tuyến yên sản xuất hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). 2 loại hormone này khiến buồng trứng phát triển và bắt đầu sản sinh estrogen. Giai đoạn tăng trưởng nhảy vọt ở bé gái bắt đầu sau khi ngực phát triển và chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sẽ xuất hiện khoảng 2 - 3 năm sau đó.

Thông thường, con gái bắt đầu dậy thì trong độ tuổi từ 11 - 15 với biểu hiện là sự xuất hiện của lần có kinh đầu tiên cùng một số dấu hiệu sinh dục phụ như chiều cao tăng lên, vú phát triển và xuất hiện lông ở cơ quan sinh dục. Nếu bạn gái không có bất kỳ dấu hiệu phát triển sinh dục nào ở tuổi 14 hoặc không có kinh nguyệt cho tới khi được 16 tuổi thì được gọi là dậy thì muộn.

 Dậy thì muộn ở nam giới

Quá trình dậy thì ở bé trai diễn ra khi tuyến yên bắt đầu tiết ra nhiều hơn hormone luteinizing (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH) - chất khiến tinh hoàn phát triển và tạo ra hormone nam testosterone. Sự phát triển tăng vọt thường bắt đầu trong vòng 1 năm kể từ thời điểm trẻ có dấu hiệu dậy thì đầu tiên, thường vào lúc 15 tuổi.

Dấu hiệu nhận biết quá trình dậy thì đang diễn ra ở con trai là chiều cao tăng nhanh, nặng cân hơn, vai mở rộng, cơ bắp bắt đầu phát triển, thanh quản (cơ quan phát âm) to rộng ra nên giọng nói trở nên trầm đục. Hệ thống lông của trẻ phát triển, có ria mép và mọc râu, tinh hoàn và dương vật sẽ lớn hơn, có hiện tượng phóng tinh lần đầu.

Nếu trẻ trai đã bước qua tuổi 14 và không có các dấu hiệu kể trên, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra vật lý để đánh giá kích thước của tinh hoàn và dương vật của trẻ. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy dương vật và tinh hoàn không phát triển hơn trước thì chứng tỏ trẻ đã bị dậy thì muộn.

Nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn

Các nguyên nhân thường gặp dẫn đến dậy thì muộn bao gồm:

Do gen di truyền: Khi trong gia đình hoặc dòng họ có người dậy thì muộn. Không cần can thiệp với trường hợp này. Trẻ vẫn phát triển bình thường không ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần cũng như khả năng sinh sản.

Tuyến yên hoặc tuyến giáp gặp vấn đề: Do vai trò của các tuyến này là sản xuất hoocmon giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển bình thường.

Do có nhiễm sắc thể bất thường: Làm cho ADN “lập trình” kế hoạch phát triển của cơ thể gặp vấn đề. Các bệnh tật thường gặp do có nhiễm sắc thể bất thường là: Hội chứng Turner (đối với nữ), xảy ra do một trong hai nhiễm sắc thể X bị mất hoặc bất thường. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của buồng trứng và khả năng sản xuất hoocmon; Hội chứng Klinefelter (đối với nam), xảy ra khi có nhiều hơn 1 nhiễm sắc thể X (XXY thay vì XY) làm cho trẻ chậm phát triển giới tính.

Bị bệnh mạn tính: Có thể gây ra sự chậm trễ trong tuổi dậy thì như: đái tháo đường, bệnh thận hoặc hen suyễn làm chậm quá trình phát triển của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng: Bị suy dinh dưỡng có thể làm cơ thể phát triển muộn hơn những người có một chế độ ăn uống cân bằng đủ chất. Các trường hợp ăn không đủ bữa, biếng ăn, rối loạn ăn uống hay áp dụng chế độ giảm cân quá mức sẽ khiến cơ thể không thể phát triển bình thường.

Tăng trưởng chiều cao ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì (quy định từ 12-18 tuổi) là khoảng thời gian cơ thể có sự tăng trưởng vượt bậc về cả cơ bắp, khung xương cũng như các chức năng sinh dục. Thời gian phát triển chiều cao mạnh nhất ở nữ giới là từ 8-17 tuổi. Chiều cao đạt mức cao nhất ở trẻ nam là 12 tuổi (10cm/năm) và đạt tối đa đến 14 tuổi (15cm/năm).

Tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ giảm dần trong khoảng 15 tuổi ở nữ giới và khoảng 17 tuổi ở nam giới. Kích thước xương, khối lượng xương và mật độ chất khoáng tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ giai đoạn trẻ 8 tuổi cho đến qua giai đoạn vị thành niên.

Dậy thì muộn ảnh hưởng đến trẻ như thế nào?

Các bạn gái khi dậy thì muộn thường có biểu hiện là xấu hổ với bạn bè đồng lứa và lo lắng về khả năng sinh sản sau này. Dậy thì muộn không ảnh hưởng đến tăng trưởng chiều cao và khả năng sinh dục của bạn gái khi trưởng thành. Vì vậy, gia đình nên động viên trẻ tham gia hoạt động thể chất, vui chơi học tập để tránh tâm lý mặc cảm, tự ti ......làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dậy thì muộn ở con trai mà không điều trị sẽ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, khiến dương vật nhỏ, tinh hoàn teo - ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến vô sinh nam cũng như khả năng tổng hợp testosterone của tinh hoàn. Khi bị dậy thì muộn, trẻ thường xuất hiện các rối loạn tâm lý, trở nên trầm cảm và không giao tiếp với mọi người xung quanh.

Khi thấy có các dấu hiệu của dậy thì muộn, cha mẹ trẻ cần quan tâm đến việc phát triển thể chất của trẻ, những biến đổi về tâm sinh lý của trẻ để cung cấp cho bác sĩ những bằng chứng về quá trình phát triển của trẻ. Tìm ra các giải pháp sớm sẽ giúp các em vượt qua tình trạng dậy thì muộn để phát triển kịp theo lứa tuổi, đảm bảo đời sống tâm sinh lý bình thường.

Trần Thị Hải Yến

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...