Dinh dưỡng và vận động hợp lý cho trẻ bị thừa cân, béo phì

Thứ Hai, 28/09/2020 11:08 AM (GMT+7)

Với trẻ thừa cân béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hiện nay, số trẻ bị thừa cân, béo phì đang tăng nhanh tại nước ta. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch và các bệnh mạn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như khi trưởng thành. Với trẻ thừa cân béo phì cần phải có một chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học giúp giảm lượng mỡ thừa mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Về dinh dưỡng, trẻ thừa cân, béo phì cần có một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý, đa dạng, cha mẹ nên lưu ý những điều sau:

- Tăng cường ăn cá, rau và hoa quả ít ngọt. Hạn chế các món rán, xào, thay vào đó nên cho trẻ ăn các món luộc, hấp.

- Hạn chế cho trẻ ăn mỡ, phủ tạng và da động vật.

- Không cho trẻ ăn nhiều quá, lượng thực phẩm mỗi bữa ăn phải phù hợp với tuổi.

- Cho trẻ ăn đúng giờ, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, nhất là bữa ăn sáng, vì nếu bị quá đói, trẻ sẽ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích lũy nhanh hơn. Ăn nhiều vào bữa sáng, bữa trưa và giảm ăn vào bữa chiều, bữa tối, hạn chế ăn sau 20 giờ và không cho trẻ ăn hoặc uống sữa trước giờ đi ngủ.

- Cho trẻ uống sữa tươi không đường hoặc sữa tươi không đường tách béo và giàu canxi.

- Hạn chế cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga và các loại nước có nhiều đường. Không dự trữ ở trong nhà các loại thức ăn giàu năng lượng như bơ, bánh kẹo, sôcôla, nước ngọt.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, cần cho trẻ tăng cường vận động để phát triển cân đối, không bị thừa cân, béo phì.

- Cha mẹ cần quan tâm, tạo mọi điều kiện để giúp trẻ năng động và tích cực hoạt động thể lực. Khuyến khích trẻ hoạt động các môn thể thao gần gũi với cuộc sống như: đi bộ đến trường, chạy, nhảy dây, đá bóng, đánh cầu lông, đá cầu, leo cầu thang…

- Khi đến các nơi vui chơi công cộng, khuyến khích trẻ chơi các trò chơi làm tăng tiêu hao năng lượng như cầu trượt, leo dây và chơi trong nhà bóng.

- Hạn chế thời gian ngồi xem tivi, video và trò chơi điện tử. Cần cho trẻ được vui đùa và chạy nhảy vào những thời gian rảnh rỗi.

- Nên hướng dẫn trẻ làm các công việc nhà: Lau dọn nhà cửa, xách nước tưới cây, bưng bê đồ đạc,...Ngoài ra cần cho trẻ ngủ đủ giấc, không thức quá khuya. Ngủ đủ sẽ ức chế sản sinh một số chất có tác dụng kích thích sự thèm ăn, giúp cho trẻ ăn ít hơn, tránh thừa cân béo phì.

Dù cần giảm cân nhưng cha mẹ lưu ý không cắt giảm khẩu phần ăn của con một cách đột ngột mà nên từ từ, tránh cho cơ thể con không thích ứng kịp mà trở nên uể oải, mệt mỏi vì thiếu năng lượng và cả chất dinh dưỡng cần thiết.

Thanh Huyền

Ngô Thị Hồng Duyên

Cùng chuyên mục

Dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

Ở Việt Nam, tình trạng mắc sốt xuất huyết không ổn định, các đợt cao điểm thường vào khoảng tháng 6 đến...

Vì sao cần tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ trong 24h sau sinh?

Việt Nam là nước có tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B cao. Một trong những đường lây truyền nguy hiểm nhất của...

Tập huấn và nâng cao năng lực cho cán bộ an toàn vệ sinh thực phẩm

Vấn đề vệ sinh thực phẩm phải luôn được quan tâm không chỉ của các cán bộ mà còn toàn dân.

Kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa

Hiện nay, các cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập tỉnh Thanh Hóa xuất hiện nhiều và cần chú ý về chất...