Hà Nội chăm sóc và phát huy thế mạnh của người cao tuổi

Chủ Nhật, 27/01/2019 06:14 PM (GMT+7)

Dân số Việt Nam đang già hóa với tỷ lệ người cao tuổi (NCT) chiếm 11%, TP Hà Nội có tỷ lệ NCT cũng chung với cả nước, với nhiều người di cư về sinh sống cùng con cháu trên địa bàn thành phố.

Tỷ lệ NCT tăng, tỷ lệ trẻ em giảm

Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Hà Nội có diện tích 3.345,24 km², gồm 30 quận, huyện, thị xã với 584 xã, phường, thị trấn.

Về quy mô dân số, Hà Nội là thành phố đông dân thứ hai cả nước (sau TPHCM) với dân số trung bình năm 2017 là: 7.657.374 người, chiếm khoảng 8% dân số cả nước, toàn thành phố đã đạt mức sinh thay thế. Về cơ cấu dân số: Thành phố đã bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, tạo diều kiện cung cấp nguồn nhân lực dồi dào cho các hoạt động kinh tế - xã hội của Thủ đô. Tuy nhiên, cơ cấu dân số hiện nay thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ NCT, giảm dần tỷ lệ trẻ em dưới 16 tuổi.

nguoi-cao-tuoi-15250190276101874467104

Theo ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, NCT ở Hà Nội đang có chiều hướng tăng cao do điều kiện kinh tế - xã hội và chất lượng chăm sóc sức khỏe toàn dân được cải thiện rõ rệt, mạng lưới y tế công và tư nhân phát triển mạnh mẽ, người dân ý thức đến việc đi khám định kỳ phát hiện bệnh sớm, tự chi trả kinh phí chăm sóc sức khỏe cho mình chứ không phụ thuộc vào các tổ chức. Đặc biệt, NCT ở Hà Nội có điều kiện tham gia vào các lĩnh vực kinh tế xã hội của đất nước và thành phố nhiều hơn ở các tỉnh. Ngay cả số lượng người về hưu, tiếp tục tham gia hoạt động xã hội cũng khá cao và có những đóng góp nhất định. Theo thống kê của 29 quận, huyện năm 2012, trong tổng số 630.316 NCT, có 500.597 người là hội viên Hội NCT, chiếm 79,42%. Có 9.831 người đang tham gia quản lý, sản xuất kinh doanh, dịch vụ (chiếm 1,56%), 24.035 NCT tham gia các công tác xã hội, đoàn thể (chiếm 3,81%).

Năm 2016, Hà Nội có khoảng trên 1 triệu NCT, chiếm tỷ lệ hơn 13% dân số. Hàng năm, có gần 70.000 NCT từ 60 tuổi trở lên và trên 82.000 NCT từ 80 tuổi trở lên được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1 năm/lần.

Người cao tuổi có vai trò quan trọng đối với tình hình an sinh xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe cho NCT trên địa bàn thành phố. Bên cạnh đó, thành phố đã thực hiện nhiều hình thức chăm sóc sức khỏe cho NCT, một trong những hình thức triển khai hiệu quả trong thời gian qua đó là khám sức khỏe định kỳ cho NCT tại cơ sở (Trạm Y tế); nuôi dưỡng và chăm sóc NCT tại các trung tâm của thành phố; mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng với nhiều hoạt động như sinh hoạt câu lạc bộ, truyền thông, tư vấn nhóm, khám sức khỏe định kỳ...

Những đóng góp to lớn của NCT

NCT trên địa bàn Thủ đô cũng được quan tâm chăm sóc về tinh thần thông qua nhiều hoạt động. Số câu lạc bộ của NCT (được cấp có thẩm quyền cho phép thành lập) hiện nay là 2.909 câu lạc bộ, trong đó có 207.169 NCT tham gia, có 134 xã/phường/thị trấn có câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau hoặc các mô hình câu lạc bộ tương tự. Năm 2016, Thành phố tổ chức chúc thọ, mừng thọ theo quy định cho 91.987 NCT, 124.160 lượt NCT được thăm hỏi, tặng quà (dịp lễ, Tết hoặc khi ốm, đau...)

Thành phố cũng thực hiện các hoạt động nhằm phát huy vai trò của NCT. Trên địa bàn Thành phố năm 2016 hiện có 89.463 NCT tham gia hoạt động kinh tế, tạo thu nhập, trong đó có 48.986 NCT là chủ trang trại, cơ sở sản xuất kinh doanh, chủ hộ kinh đoanh cá thể tại địa phương. Số NCT được hỗ trợ trong hoạt động kinh tế là 19.701 người, trong đó số NCT được hỗ trợ vay vốn sản xuất là 7.112 người, số NCT được hỗ trợ hướng dẫn cách làm ăn, phương tiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm... là 13.757 người. Ngoài ra, số NCT tham gia công tác Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể... khá cao (48.986 người).

Mặc dù tuổi thọ ngày càng tăng nhưng gánh nặng bệnh tật vẫn đè nặng lên sức khỏe NCT. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, số NCT có bệnh mạn tính, không lây nhiễm (ít nhất 1 bệnh) là 222.938 người. Số NCT đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế là 446.007 người (đạt tỷ lệ 46,5%). Trong đó, tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của NCT còn thấp, có khoảng 64,5% NCT có bảo hiểm y tế, thấp hơn so với tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế (81%)2. Như vậy, có khoảng 35,5% NCT không có bảo hiểm y tế sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh, trong khi chi phí khám chữa bệnh ngày càng tăng.

 Ông Tạ Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội cho biết: Ngay từ năm 2005 chúng tôi đã quan tâm, chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện mô hình chăm sóc sức khỏe NCT tại cộng đồng. Theo thống kê của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, từ năm 2005 đến năm 2017 đã thực hiện thí điểm tại 163/584 xã, phường, thị trấn của 30/30 quận, huyện, thị xã. Sau thời gian triển khai thực hiện, mô hình đã đem lại những giá trị tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe NCT nói riêng và công tác Dân số-KHHGĐ nói chung đáp ứng những mục đích mô hình đặt ra.

Ông Tạ Quang Huy nói: “Chúng tôi đề nghị Tổng cục DS - KHHGĐ hỗ trợ và triển khai rộng hơn nữa Dự án Hỗ trợ dự phòng chăm sóc sức khỏe NCT ứng phó với già hóa dân số, đồng thời hỗ trợ triển khai thí điểm mô hình chăm sóc NCT tại Trung tâm Tư vấn dịch vụ DS-KHHGĐ Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NCT tại cộng đồng”.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...