Hà Nội: Công tác dân số - Kế hoạch hóa gia đình đạt được nhiều kết quả tốt

Thứ Tư, 08/02/2023 08:42 AM (GMT+7)

Công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn được quan tâm thực hiện có hiệu quả, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Chính vì vậy, công tác Dân số - KHHGĐ đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Trong nhiều năm qua, công tác Dân số - KHHGĐ là bộ phận quan trọng của Chiến lược phát triển đất nước nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng, là giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và cộng đồng. Cùng với sự phấn đấu tích cực của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể, sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số và sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân, công tác dân số - KHHGĐ ở Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tính đến hết năm 2022, dự kiến dân số Hà Nội trung bình đạt khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước). Đặc biệt, thành phố đã bước đầu kiểm soát được tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; tỷ số giới tính khi sinh năm 2022 ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

Từ năm 1961 đến nay, dân số Việt Nam tăng gấp hơn ba lần, từ 30,2 triệu lên 96,2 triệu người, thấp hơn nhiều so với các dự báo trước đây. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã từ 6,3 con giảm xuống còn 2,09 con. Tỷ lệ tăng dân số giảm từ 3,5% xuống 1,04%. 

Cùng với cả nước, công tác dân số của Thủ đô đã đạt được những thành tựu đáng kể. Cụ thể, tính đến hết năm 2022, dự kiến dân số trung bình đạt khoảng 8,4 triệu người (chiếm khoảng 8,4% dân số cả nước). Ngoài ra, toàn thành phố đã đạt mức sinh thay thế, số con bình quân/một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con. Đặc biệt, thành phố đã bước đầu kiểm soát được mất cân bằng giới tính khi sinh; tỷ số giới tính khi sinh (số trẻ trai/100 trẻ gái) năm 2022 ước đạt 112,5 trẻ trai/100 trẻ gái.

Đoàn xe cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính khi sinh

Đoàn xe cổ động tuyên truyền về bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính khi sinh

Bên cạnh đó, chất lượng dân số Thủ đô cũng từng bước được nâng cao. Cụ thể, năm 2022, tỷ lệ sàng lọc trước sinh toàn thành phố ước đạt 82%, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 86%. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới. Nguyên nhân bởi do quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng nên dù tỷ lệ sinh con thứ ba có giảm nhưng chưa ổn định, chất lượng dân số còn chưa tương xứng tiềm năng Thủ đô. Thêm vào đó, tỷ số giới tính khi sinh của thành phố có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.

Để giữ sự ổn định trong công tác dân số, năm 2023, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng tuyên truyền các nội dung về sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên, tư vấn, khám sức khỏe trước hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, nhất là những người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng dân số cơ bản cho đội ngũ công chức, viên chức quản lý, công chức làm công tác dân số, bảo đảm tối thiểu 95% công chức được bồi dưỡng kiến thức dân số cơ bản.

Vũ Phương Bảo Khanh

Cùng chuyên mục

Chương trình Tọa đàm Tăng cường phổ cập thông tin và tiếp cận dịch vụ về bệnh tan máu bẩm sinh

Hưởng ứng Ngày Thalassemia thế giới 8/5 năm 2024, Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng dịch vụ dân số,...

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...