Hai loại virus herpes phổ biến "quan hệ " với nhau và nguy cơ về siêu bệnh mới

Thứ Ba, 07/05/2019 03:25 PM (GMT+7)

Hai loại virus herpes phổ biến đang "quan hệ " với nhau và có thể cho ra đời một thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm cho con người, các nhà khoa học Mỹ cảnh báo.

2-virus-benh-tinh-duc

Nghiên cứu của Đại học bang Washington (Mỹ) phát hiện 2 loại virus cùng thuộc chủng herpes gây bệnh tình dục là HSV-1 và HSV-2 đang hòa lẫn với nhau theo nghĩa đen, có thể nói là "giao phối" với nhau.

Các nhà khoa học phát hiện ra sự kết hợp DNA, tái tổ hợp giữ 2 loại virus này, hứa hẹn cho ra đời những đứa con mang đặc điểm của cả 2 dòng virus, đồng nghĩa với việc nó có thể hung dữ gấp đôi với con người.

Với sức mạnh mới, những đứa con ra đời từ cuộc giao phối giữa HSV-1 và HSV-2 có khả năng chống lại cả thuốc kháng virus ức chế cả 2 bệnh mà cha mẹ chúng gây ra là mụn rộp vùng miệng và mụn rộp sinh dục.

Đây là điều rất đáng lo ngại, bởi cả 2 chủng herpes gây bệnh lây qua đường tình dục này đều cực kỳ phổ biến.

HSV-1, còn gọi là "herpes miệng", gây mụn rộp ở vùng quanh miệng có tỉ lệ phơi nhiễm lên tới 2/3 dân số trên 50 tuổi, theo thống kê tại Mỹ. HSV-2 gây mụn rộp ở khu vực cơ quan sinh dục, có tỉ lệ phơi nhiễm là 16%. Không phải ai phơi nhiễm cũng có triệu chứng, tuy nhiên họ vẫn có thể lây virus cho bạn tình. HSV-2 thường chỉ lây qua quan hệ tình dục, trong khi HSV-1 lây qua hôn hoặc dùng chung đồ vật, như bàn chải đánh răng. Vì vậy, có cả những đứa bé cũng bị lây HSV-1 do người lớn phơi nhiễm vô tình hôn chúng.

Để đi tới kết luận nêu trên, nhóm nghiên cứu đã giải trình tự DNA của 250 mẫu virus và đối chiếu chung với 230 mẫu khác được giải trình tự trước đó. Các mẫu được thu thập trong hơn 20 năm, từ năm 1994 đến 2006. Họ đã tìm thấy các phân đoạn DNA của HSV-1 tồn tại trong cơ thể HSV-2 ngày càng phổ biến.

Nhóm nghiên cứu còn lo ngại rằng điều này sẽ phức tạp hóa các nỗ lực phát triển vắc-xin chống lại virus, một điều mà chính phòng thí nghiệm của họ đang thực hiện.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học The Journal of Infection Diseases.

Bệnh lây truyền qua đường tình dục đa kháng thuốc đang là mối lo ngại toàn cầu. Trước khi mối đe dọa về herpes nói trên được công bố, trong vòng 1 năm qua, y học thế giới đã đau đầu vì một số ca "siêu bệnh lậu", trong đó ca đầu tiên xuất hiện ở Anh, hầu như đề kháng lại mọi loại thuốc điều trị.

Herpes là bệnh gì?

Virus Herpes simplex, còn được gọi là herpes, được phân thành hai loại: herpes loại 1 (HSV-1 hoặc herpes miệng) và herpes loại 2 (HSV-2 hoặc herpes sinh dục). Herpes loại 1 là thường nguyên nhân gây lở loét xung quanh miệng và môi (đôi khi được gọi là mụn nước hoặc vết loét lạnh). Hơn nữa, HSV-1 có thể gây ra mụn rộp sinh dục, nhưng hầu hết các trường hợp herpes sinh dục do herpes loại 2 gây ra. Người bị nhiễm HSV-2 có thể có vết loét xung quanh bộ phận sinh dục hay trực tràng. Mặc dù ở các bệnh do HSV-2 gây ra, vết lở có thể có tại các vị trí khác nhưng thường được phát hiện dưới thắt lưng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Herpes là gì?Bệnh Herpes miệng thường không có triệu chứng và đa số những người bị nhiễm HSV-1 đều không biết họ bị bệnh. Các triệu chứng của herpes miệng bao gồm mụn nước đau hoặc lở loét xuất hiện ở trong hoặc xung quanh miệng. Vết loét trên môi thường được gọi là “vết loét lạnh.” Người bị nhiễm sẽ thường có cảm giác ngứa ran, ngứa hoặc nóng rát xung quanh miệng trước khi sự xuất hiện của các vết lở loét. Sau khi lây nhiễm, các mụn nước hoặc loét có thể tái phát theo từng đợt. Tần số tái phát ở mỗi người rất khác nhau.

Bệnh herpes sinh dục thường không có dấu hiệu, triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ không nhận biết được. Hầu hết người bệnh cũng không biết họ bị nhiễm trùng. Thông thường, khoảng 10-20% người bị HSV-2 đã nhiễm herpes sinh dục trước đó.

Khi các triệu chứng xuất hiện, người bị nhiễm Herpes sinh dục chắc chắn sẽ có một nhiều vết loét ở bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc bị lở loét. Ngoài vết loét, các triệu chứng của bệnh nhiễm trùng herpes sinh dục mới thường bao gồm sốt, đau nhức cơ thể và sưng các hạch bạch huyết.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh Herpes?Virus herpes simplex là virus lây nhiễm trực tiếp. Trẻ em thường sẽ nhiễm HSV-1 khi tiếp xúc với một người trưởng thành bị nhiễm bệnh và sẽ luôn nhiễm virus nếu không được điều trị.

Bạn có thể bị nhiễm HSV-1 nếu dùng chung các dụng cụ ăn uống hoặc hôn môi với người bệnh. Virus này lây lan nhanh hơn khi một người bị nhiễm virus đã phát bệnh. Ngoài ra, bạn có thể bị bệnh herpes sinh dục do HSV-1 nếu có vết loét lạnh và hoạt động tình dục trong thời gian đó. Bạn cũng lưu ý rằng HSV-2 lây nhiễm đường quan hệ tình dục nên hãy cẩn trọng để tránh bị nhiễm bệnh.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh Herpes?Theo khảo sát của WHO, ước tính cả thế giới có khoảng 3,7 tỷ người dưới 50 tuổi (67%) bị nhiễm HSV-1 và khoảng 417 triệu người ở độ tuổi 15-49 (11%) bị nhiễm HSV-2.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm virus Herpes simplex, bất kể tuổi tác. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Ðiều trị thế nào?

HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.

Hiện có 3 loại thuốc được chấp nhận dùng điều trị nhiễm Herpes là: aciclovir, valaciclovir và famciclovir. Tùy giai đoạn bệnh mà liều lượng và số ngày dùng thuốc sẽ khác nhau.

Ngoài ra, thuốc bôi acyclovir dạng ống 5g có hoạt tính chống HSV gây bệnh ở người. Cần bôi thuốc càng sớm càng tốt khi bắt đầu có các triệu chứng báo hiệu hoặc khi xuất hiện các thương tổn đầu tiên. Không bôi thuốc vào niêm mạc mắt.

Dùng toàn thân: acyclovir; valaciclovir; famciclovir, isopreinosine. Nếu có bội nhiễm (có sốt, xét nghiệm bạch cầu tăng, nhuộm soi dịch tiết có vi khuẩn...) thì uống hoặc tiêm kháng sinh kết hợp với thuốc kháng virut. Nếu tổn thương đau nhiều thì nên kết hợp với thuốc giảm đau.

Dùng tại chỗ: mỡ acyclovir 5% hoặc kem penciclovir 1% bôi 5 lần/ngày. Docosanol kem 10% bôi 5 lần/ngày cho đến khi lành đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.

Phòng ngừa lây nhiễm

Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:

Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn hít, sờ, chạm, quan hệ tình dục...

Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”...

Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.

Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.

Duyen

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...