Hệ lụy không ngờ khi cơ thể thiếu muối i-ốt

Thứ Hai, 21/09/2020 09:42 AM (GMT+7)

Muối đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, trong lòng mạch máu, có chức năng duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào và dẫn truyền xung động thần kinh.

Nhu cầu muối của con người theo từng lứa tuổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng muối dung nạp vào cơ thể với người trưởng thành khoảng 5g muối/ngày.

Lượng muối cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi chỉ tối đa dưới 1g muối/ngày. Tuy nhiên, không cần bổ sung muối vào thức ăn hàng ngày của trẻ vì trong các thực phẩm tự nhiên mà bé ăn dặm như thịt, trứng, sữa... đều đã có thành phần natri phù hợp với khuyến cáo.

Trường hợp trẻ sinh non tháng, chức năng thận non kém, lượng muối nên hạn chế ở mức thấp nhất. Do đó, cha mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn hoặc lựa chọn những loại sữa công thức có thành phần chất khoáng thấp.

cscp-2

Lượng muối cần cho cơ thể không nhiều, vậy nên nhiều người có thói quen ăn mặn sẽ ăn thừa muối mà không hay biết. Thói quen ăn mặn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát dẫn đến uống nước nhiều, tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp.

Ăn quá ít muối khiến lượng natri máu giảm, gây hiện tượng phù tay, chân do nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ.

Với những người trưởng thành có sức khỏe bình thường, việc tự ý cắt giảm muối dưới mức khuyến cáo có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.  

Thiếu iốt ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Ngoài ra, thiếu iốt còn gây ra bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và hoạt động của cơ thể, giảm khả năng lao động, mệt mỏi. Không chỉ vậy, thiếu hụt iốt - một nguyên nhân dẫn đến bướu cổ.

Trong mồ hôi, nước mắt, nước tiểu của con người đều có muối. Do đó, chế độ ăn nhạt dẫn đến thiếu muối có thể gây thiếu điện giải, rối loạn chuyển hóa, giảm thể tích máu...

 Khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm khiến huyết áp giảm. Hệ lụy của giảm huyết áp là khiến cơ thể mệt mỏi, suy kiệt do các cơ quan quan trọng như não, gan, thận... thiếu oxy và các chất dinh dưỡng.

Thiếu muối khiến lượng natri máu của cơ thể hạ quá mức bình thường làm cho nhu mô não bị phù với các dấu hiệu như: đau đầu, chóng mặt, rối loạn ý thức, mất tập trung, buồn nôn... Lượng natri trong máu giảm nhanh và đột ngột có thể xuất hiện các triệu chứng nặng như hôn mê, co giật...

Thiếu muối nặng thì có thể dẫn tới chuột rút, hoa mắt, chóng mặt, có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Thiếu muối nặng thường gặp ở những người ra quá nhiều mồ hôi do tập thể thao hoặc bị tiêu chảy nặng mà không được bù nước và muối hợp lý.

Lượng muối phù hợp với cơ thể con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe... Với những người trưởng thành có sức khỏe bình thường, việc tự ý cắt giảm muối dưới mức khuyến cáo có thể là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Do đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng về chế độ ăn hàng ngày phù hợp nhất với cơ thể của bạn để có sự điều chỉnh phù hợp.

Đào Lan Anh

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...