Khắc tinh của sỏi túi mật là gì?

Thứ Ba, 25/12/2018 08:32 PM (GMT+7)

Hiện nay, bên cạnh hai phương pháp điều trị sỏi mật phổ biến là nội khoa và ngoại khoa, các nhà khoa học đã phát hiện ra "khắc tinh" của bệnh này được chiết xuất từ các thảo dược Đông y truyền thống.

302ca26e1029f977a038

Cơ thể con người là một khối thống nhất, mỗi bộ phận đều đảm nhận một chức năng riêng biệt, việc mất đi túi mật chắc chắn sẽ dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa như: không có đủ dịch mật dự trữ cần thiết cho bữa ăn, gây đầy trướng, chậm tiêu hoặc bị tiêu chảy khi lượng dịch mật xuống đường tiêu hóa quá nhiều. 

Chính vì thế, việc phẫu thuật cắt túi mật chỉ nên áp dụng khi thực sự cần thiết và phải cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Đa số các trường hợp mắc sỏi túi mật không nhất thiết phải phẫu thuật, nhất là khi sỏi mật chưa gây biến chứng - sỏi "im lặng". 

Lúc này túi mật vẫn còn hoạt động tốt và người bệnh hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với sỏi mật bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp hoặc sử dụng thảo dược Đông Y và siêu âm theo dõi định kỳ.

Cơ chế hình thành sỏi túi mật

Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, đường mật trong gan hoặc ống mật chủ.Trong cơ thể, dịch mật đóng vai trò hết sức quan trọng, giúp cơ thể tiêu hóa chất béo dễ dàng hơn, đồng thời đây còn là môi trường hòa tan và loại bỏ các chất thải từ gan ra khỏi cơ thể.

Trong dịch mật bao gồm: muối mật, cholesterol, sắc tố mật bilirubin, nước và muối khoáng hòa trộn với nhau tạo thành hỗn hợp màu vàng xanh hoặc xanh lục. 

Khi các thành phần này bị xáo trộn, như lượng cholesterol, bilirubin quá nhiều hoặc chức năng gan kém hay túi mật giảm co bóp, dịch mật bị ứ lại quá lâu khiến các thành phần trong dịch mật bị kết tụ, tạo thành sỏi mật.

Sỏi mật có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau như túi mật, đường mật trong gan hoặc ống mật chủ. Theo thành phần, sỏi mật được chia thành sỏi cholesterol, sỏi sắc tố hoặc sỏi hỗn hợp, trong đó sỏi cholesterol là dạng phổ biến nhất và thường được tìm thấy trong túi mật.

Dấu hiệu cảnh báo sỏi túi mật

maxresdefault

Đa số trường hợp mắc sỏi túi mật không đau, không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi sỏi di chuyển hoặc gây tắc nghẽn dòng chảy của dịch mật, các triệu chứng mới bộc lộ rõ ràng:

- Cảm giác đau đột ngột tại vùng dưới mạn sườn phải: có thể lan lên trên vai hoặc bả vai phải khiến người bệnh không dám thở hoặc hoạt động mạnh.

- Cơn đau quặn bụng: có thể xảy ra sau bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ và tái phát nhiều lần.

- Sốt do nhiễm khuẩn đường mật. Người bệnh có thể sốt cao, rét run nhưng đôi khi chỉ sốt nhẹ kèm với đau bụng.

- Vàng da: Mức độ vàng da phụ thuộc vào tình trạng tắc mật và đi kèm với hiện tượng phân lẫn máu hoặc ngứa da.

- Rối loạn tiêu hóa: Sợ thức ăn nhiều dầu mỡ, đầy bụng có thể kèm theo buồn nôn, nôn ói sau ăn, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác.

Phạm Huyền

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...