Khi mẹ 50 tuổi

Thứ Hai, 05/08/2019 08:35 AM (GMT+7)

TCó một điều ai cũng có thể làm được, ai cũng nên làm và rất đáng để làm, đó là luôn ở bênh cạnh động viên, nói chuyện với mẹ khi bà bước sang tuổi 50.

phu-nu-50-tuoi

Việc đơn giản là nói chuyện và lắng nghe mẹ nói chuyện ở tuổi 50 sẽ giúp cho mẹ bạn trẻ và khỏe hơn.

Nguồn cơn của đề xuất này là sự thay đổi về hormon của người phụ nữ khi ở tuổi 50. Một trong những nguyên nhân chính là do lượng oestrogen giảm xuống thấp đáng kể khiến cho người phụ nữ có nhiều sự thay đổi về mặt tâm lý và sinh lý. Thay đổi về mặt sinh lý dẫn đến việc người phụ nữ có thể mắc phải một số bệnh về tim mạch, xương, nội tiết…, có thể có biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh.Tuy nhiên, một sự thay đổi khác mà nhiều khi bác sĩ không thể quan sát được, không thể tác động được nhiều, đó là sự thay đổi về mặt tâm lý. Ở giai đoạn 50 – 55, người phụ nữ sẽ có nhiều nguy cơ rơi vào tình trạng stress tâm lý:

– Trước hết là sự thay đổi hormon cũng có thể dẫn đến tình trạng stress tâm lý này, bởi người phụ nữ do nhận ra sự thay đổi của cơ thể mình, cảm thấy mình già đi, mặc cảm với bề ngoài của mình => stress.

– Sức lao động giảm cũng có thể khiến người phụ nữ tự ti và thường có sự đề phòng, phản ứng lại với những lời chê bai, trách móc trong công việc, áp lực từ các đồng nghiệp cũng tăng, phải chuẩn bị tâm lý cho nghỉ hưu => stress.

– Sức khỏe giảm sút, phát hiện thêm bệnh tật, phải uống thuốc thường xuyên hơn => stress.

– Lo lắng cho con cái: ở tuổi này, con cái thường bắt đầu trưởng thành và lập nghiệp, thường có tâm lý lo lắng không biết con mình sẽ thế nào, có ổn định công việc hay không, ổn định gia đình không… => stress.

Nếu bạn là một người con và có mẹ bắt đầu bước vào tuổi 50, hãy để ý quan sát mẹ mình một chút. Nếu thấy mẹ có biểu hiện u sầu, buồn bã, mắt trùng xuống, đuôi mắt có nếp nhăn hoặc hay cằn nhằn, hay cáu gắt, bực bội, thấy da mặt mẹ khang khác, làm những công việc bình thường lại có vẻ mệt nhọc, thậm chí thấy mẹ khóc, bạn hãy trở thành một người bạn của mẹ. Trước hết, nên lựa thời điểm thích hợp để nói chuyện với mẹ, xem là cụ thể có gì xảy ra với mẹ thế? Thường sẽ là những câu chuyện vu vơ hoặc có cụ thể nhưng đôi khi bạn cảm thấy: “Ôi giời ơi, thế mà mẹ cũng lo!”. Đừng nói như vậy, hãy chịu khó lắng nghe, cố gắng hiểu câu chuyện. Quan trọng nhất là hiểu. Mẹ bạn cũng chỉ cần bạn hiểu thôi. Sau đó, nếu như bạn là người chín chắn, trưởng thành thì có thể đưa ra quan điểm, lời khuyên. Đừng ngần ngại nói chuyện, vì ở tuổi này, mẹ bạn rất khó tâm sự với người cùng tuổi, ít khi tâm sự được với chồng.

Nếu bạn là con trai (đàn ông), cũng đừng ngần ngại làm một công việc mà tưởng như chỉ có những đứa con nữ giới mới làm. Bạn nói chuyện với mẹ bạn như vậy vừa giúp giải tỏa được vấn đề tâm lý, vừa chứng minh cho bà thấy mình đã trưởng thành và bà có thể yên tâm.

Việc đơn giản là nói chuyện và lắng nghe mẹ nói chuyện ở tuổi 50 sẽ giúp cho mẹ bạn trẻ hơn và khỏe hơn.

Duyen

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết khi cấy que tránh thai

Cấy que tránh thai là một phương pháp tránh thai hiện đại, có độ tin cậy cao và đang là sự lựa chọn của rất...

Những điều cần biết về vòng tránh thai nội tiết

Vòng tránh thai nội tiết có chứa progesterone, hormone này giúp ngăn chặn hoạt động của chu kỳ nội mạc tử cung do...

Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

Đặt vòng là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì chi phí hợp lý, thủ thuật đơn giản và hiệu quả cao, an...

Những điều cần biết về thuốc tiêm tránh thai

Y học phát triển kèm theo các dự luật về kế hoạch hóa gia đình cũng như sự cởi mở trong lối sống khiến cho nhu...