Kiểm soát rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Thứ Bảy, 15/10/2022 03:11 PM (GMT+7)

Rối loạn nhịp tim là một bệnh lý hay gặp ở người cao tuổi. Bệnh gây ra cảm giác hồi hộp, khó thở, đau tức ngực từng cơn. Tuy nhiên lại rất ít người quan tâm, điều này sẽ rất nguy hiểm vì biến chứng lâu ngày có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong.

Biểu hiện rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Rối loạn nhịp tim thường gặp ở người cao tuổi, ngay cả khi người bệnh không có tiền sử tim mạch hoặc các bệnh lý khác liên quan. Nó như là một kết quả của các thay đổi, lão của của cơ thể theo quy luật của tuổi tác. Ở người cao tuổi, hệ thống mạch máu bị biến đổi trở nên xơ cứng, cùng với sự xuất hiện của các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm cảm trở máu tới tim cũng như lượng máu từ tim đổ ra, khiến tim phải co bóp nhiều hơn, lâu dần dẫn tới suy tim. Các mạch máu bị xơ vữa gây ra bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim, cũng như các vấn đề về nhịp tim. Rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là một trong những nguyên nhân quan trọng có thể gây tử vong, suy giảm khả năng vận động.

benh-tim-dap-nhanh

Biểu hiện rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi là rất đa dạng, có thể là rối loạn nhịp nhanh, nhịp chậm, loạn nhịp, rung nhĩ, hoặc các cơn nhịp nhanh,... Khi bị rối loạn nhịp tim, người bệnh thường có một số biểu hiện như: Đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó thở, choáng váng, ngất, vã mồ hôi,... Khi thấy xuất hiện những triệu chứng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và phát hiện bệnh sớm, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim ở người cao tuổi

Phương pháp dùng thuốc

Tùy thuộc vào từng loại rối loạn nhịp tim mà có những phương pháp điều trị và những loại thuốc khác nhau. Đa phần các bệnh nhân cao tuổi có rối loạn nhịp tim sẽ có chỉ định dùng thuốc chống loạn nhịp, thuốc chống đông máu, kèm một số loại thuốc khác để điều trị bệnh. Người cao tuổi là đối tượng nhạy cảm với các tác dụng phụ của thuốc cho nên việc sử dụng, hiệu chỉnh liều lượng cần tuân thủ nghiêm ngặt theo sự chỉ định của bác sĩ, ngay cả khi lựa chọn sử dụng các thuốc thảo dược.

Ngoài ra, một số bệnh nhân có thể được chỉ định áp dụng các biện pháp can thiệp như đặt máy tạo nhịp, máy khử rung, hoặc triệt đốt các ổ loạn nhịp,... để điều trị bệnh.Tùy từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ và người bệnh sẽ thống nhất phương pháp điều trị an toàn, mang lại hiệu quả tối ưu nhất.

Phương pháp không dùng thuốc

bai-tap-duong-sinh-cho-nguoi-cao-tuoi-3-16286071519171685845138

Đây là phương pháp không thể bỏ qua, cần được tất cả các bệnh nhân áp dụng, bởi nó không chỉ góp phần vào việc điều trị bệnh mà còn nâng cao sức khỏe, phòng và hỗ trợ được nhiều bệnh lý khác. Người bệnh cần:

+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn nhạt, tăng cường rau xanh, trái cây; hạn chế sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, chất béo, đường; tăng cường rau xanh, trái cây, ăn các loại thịt trắng (cá,...),hạn chế thịt đỏ.; Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lào,...

+ Duy trì rèn luyện thể lực: Dù đã cao tuổi nhưng người bệnh vẫn nên duy trì rèn luyện sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/ngày; không tập quá gắng sức; lựa chọn những bộ môn phù hợp với sức khỏe của mình; không nên tham gia các bộ môn cần quá nhiều thể lực vì điều đó sẽ phản lại tác dụng của thể thao.

+ Người cao tuổi cần tạo cho mình một không gian sống thoải mái nhất có thể, tránh lao lực, suy nghĩ căng thẳng, cáu gắt,...

+ Dùng thuốc theo đúng chỉ định, tích cực điều trị các bệnh lý đi kèm.

+ Khám sức khỏe định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần đối với những người chưa có bệnh và ít nhất 3 tháng/lần đối với những người đã có bệnh.

Rối loạn nhịp tim ở người già đang là vấn đề được nhiều người quan tâm bởi dân số Việt Nam đang có sự “già hóa”. Mặc dù nền y học ngày càng phát triển, cơ hội để người bệnh tiếp cận với các phương pháp chữa bệnh hiện đại ngày càng tăng, nhưng mối nguy hiểm của bệnh tim mạch vẫn chưa dừng lại. Bạn hãy biết bảo vệ sức khỏe của mình ngay từ hôm nay!

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...