Kỷ niệm 33 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (01/10/1991-01/10/2023)

Chủ Nhật, 01/10/2023 11:34 AM (GMT+7)

Ngày Quốc tế người cao tuổi năm nay tập trung vào về chủ đề "Ngày sức khỏe người cao tuổi năm 2023: Thực hiện lời hứa của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho người cao tuổi: Qua các thế hệ"

33 năm Ngày Quốc tế Người cao tuổi

Năm 1982, lần đầu tiên Liên hợp quốc đã tiến hành Đại hội thế giới về Tuổi già tại Áo, với sự tham dự của hơn 3.000 đại biểu ở hầu hết các nước trên thế giới. Đại biểu của Việt Nam là giáo sư Phạm Khuê, Viện trưởng Viện Lão khoa Việt Nam. Hội nghị thông qua Chương trình hoạt động quốc tế về tuổi già; khuyến nghị chính phủ và nhân dân các nước quan tâm giải quyết từng bước những vấn đề về người cao tuổi, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của nước mình, tập trung vào 6 lĩnh vực: Sức khoẻ và ăn uống, nhà ở và môi trường, gia đình, dịch vụ và bảo trợ xã hội, việc làm, nâng cao sự hiểu biết của người cao tuổi về cuộc sống.

 Ngày 14/12/1990, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày 1/10 hằng năm làm Ngày quốc tế người cao tuổi. Ngày Quốc tế người cao tuổi đầu tiên được tiến hành vào ngày 01/10/1991. Thông báo của Liên hợp quốc ghi rõ: “Nội dung và lĩnh vực hoạt động nhân Ngày Quốc tế người cao tuổi, tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, có thể đề cập đến các lĩnh vực cụ thể là: Sự cống hiến của người cao tuổi trong khoa học; văn học, nghệ thuật, thể thao và phát triển xã hội; những hoạt động hữu ích trong phạm vi gia đình, cộng đồng, học đường và thương mại. Bên cạnh việc biểu dương những đóng góp trong nhiều lĩnh vực đối với cộng động, cũng cần đề cập đến nghĩa vụ của xã hội cộng đồng đối với người cao tuổi, nhất là những người đang gặp khó khăn trong đời sống do tuổi cao, sức yếu”. Ngày Quốc tế người cao tuổi được tổ chức hằng năm để nâng cao nhận thức về các vấn đề ảnh hưởng đến người cao tuổi, đó cũng là một ngày để ghi nhận những đóng góp mà những người cao tuổi đã làm cho xã hội, cũng là tâm điểm của Chương trình về người cao tuổi của Liên hợp quốc và các tổ chức bảo vệ người cao tuổi.

019601

75 năm Tuyên ngôn thế giới về quyền con người

Cách đây 75 năm, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, một văn kiện có tầm quan trọng lớn trong lịch sử đấu tranh vì quyền con người. Được viết bởi đại diện từ khắp nơi trên thế giới với những nền tảng pháp lý, văn hóa và ngôn ngữ khác nhau, bản Tuyên ngôn này là tài liệu đầu tiên nêu rõ những quyền cơ bản của con người cần được bảo vệ trên toàn cầu. Để ghi nhận cột mốc quan trọng này và hướng tới một tương lai có thể đảm bảo rằng tất cả mọi người, bao gồm cả người cao tuổi, đều có thể được hưởng đầy đủ sự tự do và các quyền con người cơ bản.

Ngày sức khỏe người cao tuổi năm 2023: Thực hiện lời hứa của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền cho người cao tuổi: Qua các thế hệ

Sự kiện này sẽ làm nổi bật lên tính đặc thù của người cao tuổi khắp nơi trên thế giới, kêu gọi việc đảm bảo quyền và lợi ích của họ cũng như giải quyết các vi phạm, đồng thời cho thấy rằng sự đoàn kết thông qua tính công bằng và lòng tương trợ lẫn nhau giữa các thế hệ có thể là giải pháp đột phá để thực hiện các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

Nguyễn Phương Liên

Cùng chuyên mục

Những lưu ý cho người cao tuổi khi tập thể dục dưới trời lạnh

Việc tập thể dục vào mùa lạnh là cần thiết với người cao tuổi. Tuy nhiên cần xem xét một số yếu tố như...

Để người cao tuổi sống vui, khỏe sau khi nghỉ hưu

Khi đến tuổi nghỉ hưu cũng là giai đoạn mới trong cuộc sống, người cao tuổi có nhiều vấn đề cần phải quan...

Tải về

Các chứng bệnh thần kinh thường gặp ở người cao tuổi

Sự lão hóa của các cơ quan khi tuổi già đến, đặc biệt, sự già hóa của hệ thần kinh có thể đến sớm và trở...

Hiện tượng hạ thân nhiệt cơ thể ở người cao tuổi

Hạ thân nhiệt là tình trạng thường gặp vào mùa đông nhưng nếu không được xử trí kịp thời có thể gây ảnh...