Lâm Đồng: Nói không với tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết

Chủ Nhật, 24/09/2023 10:04 AM (GMT+7)

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là một trong những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Thực hiện các nhiệm vụ của Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025", giai đoạn I năm 2015 – 2020, tỉnh Lâm Đồng đã in ấn và cấp phát 81.000 tờ rơi, 1.120 sổ tay tuyên truyền; lắp đặt 29 pano tuyên truyền về hệ lụy của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại trung tâm 25 xã có nguy cơ tỷ lệ tảo hôn, nhân cận huyết thống cao; Tổ chức các hoạt động truyền thông với 1.960 cuộc/66.164 lượt cán bộ, nhân dân tham dự; hoạt động tư vấn cũng được quan tâm thực hiện với 1.645 cuộc/17.152 người dân được tư vấn. Tổ chức 125 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức với 7.548 lượt người tham gia…

lamharamatmohinh-16952795506841750116717

Ra mắt mô hình “Phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và phòng tránh xâm hại tình dục, mang thai sớm cho vị thành niên” trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Thời gian tới, tỉnh Lâm đồng sẽ duy trì và triển khai mô hình tại các xã/huyện/trường có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao. Nhân rộng mô hình điểm và các mô hình chuyên đề phù hợp nhằm thay đổi hành vi, khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như tổ chức truyền thông, tuyên truyền bằng nhiều hình thức; Tăng cường các hoạt động tư vấn, can thiệp lồng ghép với các chương trình, dự án, mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số kế hoạch hóa gia đình, dinh dưỡng, phát triển thể chất có liên quan trong lĩnh vực hôn nhân nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng DTTS.

Ngoài ra, tỉnh xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, bảo đảm các số liệu được cập nhật thường xuyên theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, trong đó tách biệt theo giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, trình độ học vấn và những yếu tố cơ bản khác.

Làm tốt công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức, triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án tại địa bàn các huyện, thành phố.

Trần Thanh Mai

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc tổ chức Hội nghị cung cấp kiến thức về bệnh Thalassemia cho cán bộ Y tế, dân số các cấp năm 2024

Sáng ngày 17/4, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng và Cung ứng...

Hội thảo khoa học “Già hóa dân số ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và khuyến nghị chính sách”

Sáng 10/4, tại thành phố Ninh Bình, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Trung ương Hội Người cao tuổi Việt...

Ra quân điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở làm cơ sở để đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội, lễ ra...