789

Làm gì khi thai quá ngày dự sinh mà vẫn chưa chuyển dạ?

Thứ Năm, 23/04/2020 02:49 PM (GMT+7)

Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) được gọi là thai trễ ngày. Đối với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần lễ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh, hay thai già tháng.

thai-qua-ngay

Nguyên nhân dẫn đến thai nhi quá ngày

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai quá ngày dự sinh hiện chưa được biết rõ, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng khả năng thai nhi quá ngày dự sinh.

Những yếu tố này bao gồm:

Sinh con đầu lòng.

Mang trai con trai.

Lần mang thai trước đó đã từng xảy ra tình trạng thai quá ngày dự sinh.

Bà bầu bị béo phì.

Thai quá ngày dự sinh nguy hiểm thế nào?

Ngày dự sinh là ngày bác sĩ dự đoán là em bé sẽ chào đời, được xác định dựa trên ngày đầu tiên trong chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ.

Thời gian mang thai trung bình là 280 ngày hay 40 tuần, được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của sản phụ. Khi thai kỳ kéo dài từ tuần thứ 41 đến tuần thứ 42 (1 tuần sau ngày dự sinh) thì gọi là thai trễ ngày. Với thai kỳ kéo dài hơn 42 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối cùng thì gọi là thai quá ngày dự sinh.

Thai quá ngày chưa chuyển dạ sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cho cả sản phụ và thai nhi. Tuy nhiên, vấn đề này thường chỉ xảy ra ở một số ít trường hợp thai quá ngày dự sinh.

Một số rủi ro được cho có liên quan đến tình trạng thai quá ngày dự sinh gồm:

Thai chết lưu.

Thai nhi quá lớn.

Thai nghén quá kỳ.

Có phân trong phổi thai nhi, khiến em bé gặp phải tình trạng khó thở nghiêm trọng sau sinh.

Lượng nước ối giảm khiến dây rốn bị chèn ép và hạn chế lượng oxy cung cấp cho thai nhi.

Thai quá ngày dự sinh tăng khả năng thai phụ cần phải hỗ trợ nếu sinh thường hoặc phải sinh mổ. Ngoài ra, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết sau sinh cũng cao hơn khi thai quá ngày dự sinh.

Khi nào nên làm xét nghiệm xác định thai quá ngày dự sinh

Khi bà bầu mang thai từ tuần thứ 40 đến đến tuần thứ 41, chưa cần thiết phải xét nghiệm. Nhưng đến thời điểm thai nhi được 41 tuần tuổi, bác sĩ thường sẽ đề nghị thai phụ làm xét nghiệm để kiểm tra tình trạng thai quá ngày dự sinh. Những xét nghiệm này có thể được thực hiện hàng tuần hoặc hai lần mỗi tuần. Đôi khi cần phải lặp lại các xét nghiệm tương tự hoặc thực hiện thêm một xét nghiệm khác. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện giục sinh.

Mẹ phải làm gì khi thai quá ngày dự sinh?

Khi mẹ đã quá ngày dự sinh thì cách tốt nhất là mẹ nên đến bệnh viện để bác sĩ theo dõi và làm các xét nghiệm để kiểm tra một số vấn đề như:

Thai nhi đã đến giai đoạn trưởng thành chưa?

Bây giờ, sức khỏe của em bé có bị ảnh hưởng hay đe dọa do quá ngày dự sinh chưa?

Kiểm tra xem thai nhi có đủ sức để chịu được một cuộc chuyển dạ hay không?

Một số phương pháp y học được bác sĩ kiểm tra như siêu âm đo đạc kích thước của thai nhi và kiểm tra lượng nước ối của mẹ. Bác sĩ sẽ dựa vào những kết quả và momg muốn của bà bầu để có những biện pháp phù hợp nhất.

Vậy nên, bà bầu không nên quá lo lắng và mệt mỏi khi thai quá ngày dự sinh để không ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Điều tốt nhất mẹ làm bây giờ là nghỉ ngơi, tuân thủ những chỉ định của bác sĩ, giảm căng thẳng…

Trần Thu Minh

Cùng chuyên mục

Nhân ngày tránh thai thế giới 26/09, cùng tìm hiểu về màng phim tránh thai

Màng phim tránh thai VCF (còn gọi là film tránh thai hay màng tránh thai) là lựa chọn biện pháp tránh thai. Nhưng màng phim...

Để cuộc nói chuyện về giới tính với con trở nên tinh tế

Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong...

Những sai lầm của cha mẹ khi giáo dục giới tính cho trẻ

Xung quanh việc giáo dục giới tính cho trẻ, bản thân cha mẹ vẫn có những hiểu nhầm, từ đó việc làm thế nào...

Con xuất hiện xu hướng đồng tính, phụ huynh cần làm gì?

Mỗi cá nhân sẽ có 4 đặc điểm: Giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới, xu hướng tính dục. Các...